Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

HỒN NÚI TRONG MẮT THƠ


Hồn núi trong mắt thơ
[22.09.2012 02:30]
Xem hình

Phượng hồng cháy đỏ mùa thi
Giã từ sách vở ra đi vào đời
Bao năm phiêu dạt xứ người
Cánh hồng in đậm không nguôi trong lòng...

Chỉ bốn câu thơ trên thôi, cũng đã khái quát cả một chặng đường đời của nhà thơ Bùi Nguyệt - tác giả tập thơ "Hồn núi"



Đọc “Hồn núi”, ta hiểu thêm "Quân tử gian nan hồng nhan bạc phận" và xót thương cho cô gái Hà Thành sớm phải lênh đênh nơi “Rừng thẳm tuyết dày". Mùa băng giá , hoa lá, cỏ cây ở đây đều tàn lụi. Ngay cả núi đá bị mưa gió bào mòn như những chiếc mũ cối , như những hình cây nấm khổng lồ".Và thật không ngờ, chỉ còn thông trụ lại cùng tuyết băng. Phải thế chăng? Nữ sỹ ơi! Cho tôi được gọi nữ sỹ là  một cây tùng trên cánh  rừng dưới trời Âu:
Cho rêu phong trải thảm bên mình
Trải bao mưa gió tuyết rơi
Vẫn đứng cùng núi non hiểm trở
Những trăn trở cựa mình đá thở
Ôi! Cảnh tình một cô gái Hà Thành - Nữ sinh trường Cấp 3 Trưng Vương  được chúng tôi tôn là Hoa khôi ngày ấy mà nay phải gồng mình như một cây thông trong sương, trong tuyết . Xót xa biết chừng nào:

Có sướng gì đâu phận bán rong
Suốt ngày lận đận lại long đong
Nắng sém màu da đen như cháy
Đông về tuyết xuống đánh đàn răng
Nếu không có ý chí, nghị lực người ta khó có thể vượt qua cảnh ngộ khổ cực này, dễ xuôi tay và gục khóc.Vậy mà ở đây, ta vẫn thấy lóe lên một nét trào phúng, hóm hỉnh" Đánh đàn răng "lạnh quá hai hàm răng đánh vào nhau lập cập mà nữ sỹ thi vị hóa như chơi đàn, quả là  ý chí, nghị lực phi thường. Từ ý chí, nghị lực ấy, Bùi Nguyệt đã chấp nhận:
Đông qua xuân tới tuyết bám theo
Quanh năm vất vả với con đèo
Ốm đau lội tuyết thay vì thuốc
Vất vả vì con cũng vì nghèo
Từ đó, thơ là người bạn đồng hành để chia sẻ gửi gắm tâm tình
Ngắm hoa thấy tủi đời đen bạc
Đành bạn với thơ ở xứ người
Bối cảnh ra đời của "Hồn núi" là như thế thơ hóa thành tri kỷ, tri âm, như cây thông làm bạn cùng đá núi:
Núi mỉm cười hé lòng khoảng trống
Để cây xanh bám rễ chắc lung chừng
Làm bạn đời với đá ở nơi đây
Tồn tại nên diệu kỳ sức sống
Sức sống diệu kỳ ấy, đã khơi nguồn, mở mạch cho thơ  Bùi nguyệt từng ngày vươn lên trong tuyết, trong sương, nên lạnh lùng đan xen cùng ấm áp - theo cảnh tình và tâm trạng của nhà thơ
Tính nhân văn khá đậm nét qua những bài thơ trong “Hồn núi” Có thể nói, đó là những khúc hát yêu thương về quê hương, về cảnh vật, con người trong quãng đời nhà thơ xa xứ, nên nỗi nhớ, niềm thương khi vượt đại dương , lúc xuyên  lục địa.
Nỗi nhớ mẹ cũng hòa cùng nỗi nhớ non sông cứ mênh mông, vời vợi
Mẹ là cả dải nước non
Đi xa muôn dặm cho con lối về
Thiết nghĩ, cụm từ"Dải nước non" Rất chuẩn với dáng hình đất nướcViệt Nam. Dáng hình ấy luôn hiện hữu trong đáy lòng tác giả.
Hình ảnh mẹ gắn chặt với hình dáng non sông. Tầm khái quát này vừa có chiều sâu về tư tưởng, vừa có bề rộng về tình cảm.
Bài "Tiếng gọi trong đêm” gợi lên một nỗi xót xa, tê tái khi nhà thơ nhớ tới hai con gái của mình đang ở quê nhà:
Bão tuyết. sương giăng, gió lạnh
Trên đường dài băng đá nặng đôi vai
Đêm văng vẳng tiếng nai con gọi mẹ
Tái tê lòng hai hàng lệ tuôn rơi !

Và đây là nỗi nhớ bạn đời :
Giờ đây đôi  ngả ta đã bước
Tháng năm vời vợi những ưu phiền.
Anh vẫn cùng em trong ký ức.
Mỉm cười độ lượng chẳng hề quên”
Tôi thật sư xúc động và cảm phục trước tấm lòng vị tha của Bùi Nguyệt - một người đã  chịu cảnh sưong giăng, tuyết phủ mà vẫn nặng lòng về nghĩa cũ tình xưa :
Phương ấy đêm nay trời có lạnh
Có biết phương này trăng đơn côi?
Dù tình lứa đôi nủa đường đứt gánh, nhưng anh ơi!  Em vẫn lo cho anh và thương nhiều, nhớ  lắm, còn anh có hiểu cho tình cảnh của em hay không ? Em  vẫn sáng trong như vầng trămg trên,  trời vẫn lẻ loi giữa muôn ngàn tinh tú.
Những bài thơ giàu hình tượng như thế, lay động lòng người như thế, xuất hiện khá nhiều trong tập thơ " Hồn núi"
Khi xuân về, tết đến, con cháu về thăm cha mẹ, ông bà, gia đình đoàn tụ , Đối với những người xa xứ, nỗi nhớ càng thiết tha, da diết biết chừng nào:
Nơi quê nhà mẹ cha ơi ! có biết ?
Xuân mới sang điểm hoa tuyết trên cành
Nỗi nhớ trong con cồn cào da diết
Bếp lửa hồng mẹ gói bánh chưng xanh

Thời đại thông tin, không gian như xích lại, châu Á, châu Âu xa thế mà gần, hai người ở hai đầu điện thoại ,nghe nồng nàn hơi thở người thân . Bài "Phút đầu năm" là một sư ngân rung của mối tình xuyên lục địa:
Khoảnh khắc đầu năm
Anh chúc em trên điện thoại
Âm áp lời anh xao xuyến nghĩa tình
Quyên lời anh,
Vẳng tiếng gà gáy gọi bình minh
Da diết quá!
Bao năm rồi nghe lại
Ngỡ hồn quê da diết gọi tên mình !
Thật tình, đọc tập thơ “Hồn núi”, tôi cầm lòng không nổi, khi tự đặt mình vào hoàn cảnh của nhà thơ. Nhiều bài đã thật sự  làm tôi xúc động!
Xa Hà Nội, hình như ai cũng nhớ mùi hoa sữa, nhà thơ Bùi Nguyệt cũng không ngoài cảm giác đó. Phải chăng, hương hoa sữa đã hòa quyện vào hương vị của tình yêu đôi lứa?
Hàng cây xanh soi bóng Thiền Quang
Phố Nguyễn Du hoa sữa nồng nàn
Quyện mái tóc bay chiều thu lạnh
Tiếng còi tàu lưu luyến vào Nam
Về thể loại -" Hồn núi" cũng khá phong phú  có cả Thất ngôn Bát cú,Thất ngôn Tứ tuyệt Đường luật và Lục bát Việt Nam đan xen trong thơ Tự do mà ta vẫn cho là thể thơ Hiện đại .Điều đáng nói ở đây, các dấu hiệu nghệ thuật , các biện pháp Tu từ được nhà thơ chú trọng và vận dụng tối đa, tạo ra một phong cách ngôn ngữ khá rõ nét . Tuy  thơ Luc bát còn ít, nhưng quả là " Quý hồ tinh bất quý hồ đa " có nghĩa  là ngừoi ta quý trọng chất lượng  hơn số lương, Bùi Nguyệt có  những bài, những câu rất muợt mà, duyên dáng, rung động lòng người
Anh ơi anh đã ngủ chưa ?
Lời thơ anh viết lời ru ngọt ngào
Thiết tha, âu yếm làm sao
Hàng đêm tỏa ánh sáng vào hồn em !

Đúng như nhà thơ Đinh Nam Khương đã nói: " Thơ là điện, thơ là lửa và thơ cũng chẳng là gì cả nếu như thơ không làm xúc động lòng người, không làm cho con người khao khát muốn sống, muốn yêu và vuơn tới những điều tốt đẹp hơn !..."
Tôi nhận thấy " Hồn núi " là một tập thơ như thế!  Đúng nghĩa là thơ.  Nó gây nhiều xúc động và hướng cho con người ta  biết vuợt qua khó khăn, vuơn lên trong cuộc sống ,cháy bỏng niềm khát vọng yêu thương.
                                                                                                              
Nhà giáo - Nhà thơ
Hoàng Tấn Đạt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét