Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Áo dài Việt Nam trộn vào sắc thu - Thế Sáng, Berlin

Áo dài Việt Nam trộn vào sắc thu
27.10.2013 19:04
(NguoiViet.de) Cuối tuần vừa qua nhiệt độ ở Berlin là 18° C, ấm hẳn so với mấy ngày trước, (có ngày xuống tới 3°­­­ C). Trời ấm, có chút nắng vàng của mùa Thu. Dù nắng chưa thật lung linh, nhưng cũng đủ để mời gọi những tâm hồn bát ngát xuống đường hòa mình vào sắc thu làm rạo rực lòng người... Chỉ còn vài ngày nữa là lá vàng xa cành, về với đất theo quy luật của vạn vật, muôn thuở!

Những tà áo dài của phụ nữ Việt Nam cũng hòa vào sắc thu, thướt tha đâu đó trong rừng thu, trong công viên hay đang thả hồn vào thiên nhiên, thổi cả chất đằm thắm vào thu đầy lãng mạn..

Xem hình
Không dừng lại trong quan niệm giữ vai trò nội trợ trong gia đình, phụ nữ Việt tại Đức rất năng động trong kinh doanh. Chị em còn biết thưởng thức những khoảnh khắc giao mùa

Yêu con người, yêu thiên nhiên, luôn nâng niu và quý trọng những tình cảm của người khác tặng cho mình…

Mặc dù bận với nhiều việc gia đình hoặc phải làm việc để bảo đảm cuộc sống, nhưng khi rảnh rỗi những tà áo dài vẫn „đọ sắc“ mỗi khi sang mùa

Thông thường chị em phụ nữ khi xa Tổ quốc ai cũng mang theo bộ áo dài, không những rất đẹp mà còn là niềm tự hào của phái đẹp

Nhặt lá thu, nhặt lại kỷ niệm xưa

Ở Đức mùa nào cũng có nét rất riêng, nhưng có lẽ mùa thu là ấn tượng nhất

Áo dài Việt Nam xuất hiện ở bất cứ nơi đâu cũng làm sinh động hơn bức trang cuộc sống từng ngày

Trải nghiệm với lá vàng thu là cảm giác tuyệt vời

Phóng viên của báo Bưu điện buổi sáng Berlin (Berlin Morgenpost) không bỏ qua cơ hội hiếm có trong mùa thu

Có bạn chỉ đơn giản nhớ lại một thời đã qua

Một cánh đồng thu cũng dịu dàng như phụ nữ

Những bậc thềm của thời gian

Có ai đó đã nói rằng ai yêu thiên nhiên người đó sẽ trẻ lâu, đùa với thu cũng là một cách thư giãn

Một cây đã được mùa thu khoác áo

Vào rừng nhặt lá vàng rơi là những trải nghiệm khó quên

Những con đường xuyên rừng thu

Ảnh: Thế Sáng, Berlin
Theo nguon : NguoiViet.de


Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

“EM ĐI MANG CẢ TRÙNG DƯƠNG” – Trần Vân Hạc

Theo nguon: vanhac.org


ta vo 
Trần Vân Hạc


“EM ĐI MANG CẢ TRÙNG DƯƠNG”

(Cảm nhận khi đọc bài thơ “Em đi” của Chu Văn Keng)

          EM ĐI
Chu Văn Keng, Berlin

Em đi mang cả trùng dương
Chiêm bao khóa lại, lời thương bỗng thừa

Còn đâu ngày nắng đêm mưa
Cơn đau xót… ngỡ người xưa trở về
Bóng chiều thổn thức bờ đê
Dây diều ai bứt mà quê tím lòng
Trời xanh mây trắng mây hồng…
Có nghe heo hắt, bòng bong rối bời

Mái chèo tắt nhịp à ơi
Bỏ thuyền ai lặng giữa đời… ! Em đi!

ĐÔI LỜI CỦA VÂN HẠC:

Xuyên suốt bài thơ là những cung bậc đau khổ, thất vọng, xót xa, tiếc nuối khi: “Em đi”. Đây là motip muôn thuở nhưng với: “Em đi” của tác giả Chu Văn Keng đã mang một diện mạo mới. Tác giả không nói rõ nguyên nhân tại sao: “Em đi” bởi có thể có rất nhiều lý do mà chỉ tập trung vào miêu tả những cung bậc của cảm xúc và “em” có thể là một con người cụ thể nhưng cũng có thể là một hình tượng nghệ thuật chuyên chở bao nỗi niềm sâu lắng.
Hai câu đầu đưa người đọc đến với sự đổ vỡ trong tâm tưởng: “Em đi mang cả trùng dương/ Chiêm bao khóa lại, lời thương bỗng thừa”. Cái cách nói quá lên ở đây lại đắc dụng. Sự trống vắng đến rợn người, biển cả mênh mông cũng theo em với bao kỷ niệm vui, buồn và hy vọng. Thậm chí đến giấc “chiêm bao” vô thức kia cũng bị tác giả kìm lòng “khóa lại” sợ gợi lại những kỷ niệm xưa ùa về. Mạch thơ đẩy lên một cung bậc cao hơn khi tác giả miêu tả tâm trạng, thời gian, không gian như đồng cảm cùng người: “Còn đâu ngày nắng đêm mưa”. “Em đi” làm đổ vỡ bao hy vọng nhưng xót xa hơn khi: “ngỡ người xưa trở về”, bởi phải chăng sự trở về ấy không chỉ đem lại những niềm vui, hạnh phúc mà còn nhân thêm nỗi đau của một thời hy vọng.
Đến câu tiếp theo đã hé mở phần nào nguyên nhân sự ra đi của “Em”. Có thể đây là sự ra đi của một người cụ thể sau một mối tình không thành nhưng cũng có thể là sự ra đi của những người phải dứt áo xa quê, mà lòng luôn đau đáu thương nhớ nơi chôn nhau cắt rốn: “Dây diều ai bứt mà quê tím lòng”, đại từ phiếm chỉ “ai” sao mà đa nghĩa và day dứt đến thế. Hình ảnh “quê tím lòng” khá đắc địa, “em đi” có thể do ngoài ý muốn: “Dây diều ai bứt” nhưng quê hương bao đời vẫn bao dung như lòng mẹ, đồng cảm và chia sẻ, dẫu đớn đau khi một người con phải ra đi. “Em đi” trở thành một hình tượng nghệ thuật diễn tả những cung bậc của tâm trạng, cảm xúc khi mất đi những gì thân yêu nhất! Cuộc sống vạn biến vẫn tồn tại quanh ta: “Trời xanh mây trắng mây hồng…”, chỉ có lòng người khi “em đi…heo hắt, rối bời”. Con thuyền tình, con thuyền đời lênh đênh “tắt nhịp à ơi” gợi sự hẫng hụt, mất mát và trống vắng đến lạnh lòng.
Bài thơ viết theo phong cách cổ điển: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nhưng để lại trong lòng người đọc bao suy tư trăn trở, gợi những chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ sống, về tình người, tình cảm với quê hương yêu dấu!
Trần Vân Hạc

THU BUỒN - Thơ Thanh Giang


   Thu buồn - Thanh Giang (Berlin)     

                                        Ảnh Thanh Giang -  Berlin

Thu buồn!

Lá vàng óng ả khêu gợi nắng
Hờn ghen mây trắng kiếp lãng du
Sao lòng buồn, đến thế chiều thu
Thân phận bạc tiếng ru thổn thức

Ngân nga tiếng vọng bao ký ức
Chiếc lá buồn thương xoay tít rơi
Lạc lõng giữa chiều thu chơi vơi
Tâm hồn tả tơi theo lá cuốn

Xin lỗi rừng thu tôi nào muốn
Dạo gót buồn đến khung trời mơ
Khi mộng đẹp, cuộc đời đang thơ
Hoàng hôn lặng lẽ tà bóng xế

Mùa thu đẹp bao giờ cũng thế
Rất nên thơ, nhưng thật là buồn
Tình yêu đẹp bao giờ cũng dễ
Cuối đoạn đường sống để cô đơn

Thu đẹp quá còn buồn nào hơn
Buồn, buồn lắm không sao tả xiết
Mùa thu chết ân tình cạn kiệt
Tóc trên đầu nhuốm biếc hoàng hôn.
Berlin 10/2013
Thanh Giang


Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

MỘT THOÁNG CHIỀU THU - Thơ Bùi Nguyệt

                                                 Ảnh Lê Chương - Berlin



MỘT THOÁNG CHIỀU THU

Nắng hanh hao ẩn mình sau sắc lá
Nỗi cô đơn trong gió xé chiều tà
Ngược thời gian lục tìm trong kỷ niệm
Không gian gần ấp ủ giấc mơ xa

Bao bon chen giữa dòng đời hối hả
Thời gian trôi gặm nhấm sắc thu vàng
Màu hoàng hôn trên mái đầu dần ngả
Trải nỗi lòng theo ngọn gió mênh mang.


Bùi Nguyệt

Chemnitz, CHLB Đức - Cuối thu 2013

Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao là con của ai ?







 

Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao là con của ai ? 

 

Một anh bạn nhà văn vui tính hỏi tôi: Ông có nhớ Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao không? Tôi cười khẩy: “Trời ơi tưởng ai chứ Chí Phèo , tay này tôi quá rành. học sinh Phổ thông trung học đứa học dỡ nhất còn biết. Một nhân vật điển hình, độc đáo, ba gai, say rồi chưởi tùm lum, người ta lượm hắn trong lò gạch chứ gì!...”

- Ừ ông nhớ rồi đó! Nhưng ông có biết hắn con của ai không? Biết ai đẻ ra hắn không?- Thì Nam Cao đẻ chứ ai!...- Ừ thì là đứa con tinh thần của tác giả. Nhưng ý tôi muốn hỏi Nam Cao muốn ám chỉ ai là cha, mẹ của Chí Phèo trong truyện ngắn đó không ?- Có trời mà biết ! Hắn không biết, cả làng Vũ-đại cũng không ai biết...  Chỉ có ông Nam Cao mới biết.- Đúng! Nam Cao biết và Nam Cao cũng đã ngầm chỉ cho ta biết .Tôi buộc miệng.: “Ông sạo vừa vừa . Ai là cha mẹ Chí Phèo?”- Cha Chí Phèo là Bá Kiến, còn mẹ là bà Binh Chức.Anh ta nói dứt khoát. - ?!...      Nói đến đây ông bạn lý sự của tôi chìa cuốn truyện ngắn Chí Phèo rồi vừa nói vừa chỉ vào những trang sách, trong đó có những dòng gạch dưới bằng bút phản quang:- Ông thấy không mở đầu câu chuyện: Hắn vừa đi vừa chửi... Hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra cái thằng Chí Phèo, cho hắn khổ đến nông nỗi này ? Chuyện thế này: Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng thấy hắn trần truồng và xám ngắt bên một lò gạch bỏ không...anh nầy mang về cho người khác, rồi người khác nửa. Anh ta sống bơ vơ, lang thang... Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho ông lý Kiến.  Có người bảo ông lý ghen với anh . Rồi một hôm Chí bị người ta giải lên huyện đi tù đến bảy, tám năm  . Ra tù, say rượu hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi . Đấy ông thấy không người đầu tiên hắn kiếm chuyện là Bá Kiến và cứ đè Bá Kiến mà “chơi”cho đén suốt câu chuyện.       Anh ta nói tiếp: “ Thế mà Bá Kiến không dám làm gì hắn, chỉ dỗ ngọt” :  Anh ta đọc to lên những dòng chử gạch dưới bằng bút phản quang trong sách:- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế ?  - Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Ðời người chứ có phải con ngoé đâu ? Lại say rồi phải không?  Rồi đổi giọng cụ làm thân mật hỏi:  - Về bao giờ thế ? Sao không vào tôi chơi ? Ði vào nhà uống nước.    Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn:  - Khổ quá! Giá có tôi ở nhà thì đâu đến nỗi ...Chỉ tại thằng lý Cường nóng tính không nghĩ trước nghĩ sau . Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy . - Lý Cường đâu ! Tội mày đáng chết. Không bảo người nhà đun nước, mau lên ! Vì thế, đêm hôm ấy, ở nhà bá Kiến ra về, Chí Phèo vô cùng hả hê ! Bá Kiến đã không vu vạ gì cho hắn, lại còn giết gà mua rượu cho hắn uống, xong lại đãi thêm đồng bạc để về uống thuốc. ( Những chữ nghiêng đậm là nguyên văn trong truyện ngắn của Nam Cao)Rồi những lần sau đó? Tôi hỏi. Ông bạn lý sự chỉ vào sách rồi nói tiếp:Uống xong hắn chùi miệng, rồi ngật ngà ngật ngưỡng đến nhà bá Kiến.   Hắn chào to:  Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù ...  - Anh bứa lắm. Ðội Tảo nó còn nợ tôi năm mươi đồng đấy, anh chịu khó đến đòi cho tôi, đòi được tự nhiên có vườn.  Chí Phèo "vâng dạ" ra về . Mấy hôm sau, cụ bá bảo lý Cường cho hắn năm sào vườn ở bãi sông cắm thuế của một người làng hôm nọ . Chí Phèo bỗng thành ra có nhà . Hồi ấy hắn mới đâu hăm bảy hay hăm tám tuổi ... 

Anh bạn nhìn vào mặt tôi vẻ tự đắc nói:- Ông thấy không. Bá Kiến lo cho con mình có đất, có nhà, tuy rằng không nhiều lắm.Rồi sau nửa. Tôi hỏi. Hớp một ngụm nước anh ta nói:-  Ông còn nhớ cái đoạn kết, khi ăn nằm với Thị Nỡ như vợ chồng, - Rồi bị bà cô cản không cho Thị Nỡ lấy Chí Phèo...- Đúng! Ông còn nhớ đấy . Anh ta chỉ vào sách nói tiếp: Hắn tự phải đến cái nhà con đĩ Nở kia . Ðến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó . Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống càng tỉnh ra . Hắn ra đi với một con dao ở thắt lưng. Hắn lảm nhảm: "Tao phải đâm chết nó!" Nhưng hắn lại cứ thẳng đường mà đi . Cái gì đã làm hắn quên rẽ vào nhà thị Nở . Hắn cứ đi, cứ chửi và dọa giết "nó", và cứ đi . Bây giờ đến ngõ nhà cụ Bá . Bá Kiến:- Chí Phèo đấy hở ? Lè bè vừa chứ tôi không phải là cái kho .  Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:  - Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à ?  Hắn trợn mắt chỉ tay vào mặt cụ:  - Tao không đến đây xin năm hào !  - Tao đã bảo không đòi tiền.  - Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế anh cần gì ?  Hắn dõng dạc:  - Tao muốn làm người lương thiện !  Bá Kiến cười ha hả:  - Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ .  Hắn lắc đầu:  - Không được! Ai cho tao lương thiện? ...Chỉ có một cách là ... cái này biết không !  Hắn rút dao ra, xông vào . Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi . Bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng. Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to . Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đang giẫy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi . Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra”  -  Đấy ông thấy không. Trong tiềm thức Chí Phèo luôn “chỉa” vào Bá Kiến, không bao giờ hắn ta quên Bá Kiến. Một thằng cha khốn nạn“ dám chơi không dám chịu” Thằng cha vô trách nhiệm, để khổ cho hắn.... Cho nên khi bị Thị Nỡ  “ phụ bạc”, Chí Phèo giận quá, định đi tìm Thị Nỡ để trả thù, nhưng cái chân của hắn lại đưa hắn đến nhà Bá Kiến, để dẫn đên thảm kịch đó.  "Thằng bố chết, thằng con lớp này không khỏi người ta cho ăn bùn".  Bá Kiến phải chết vì kẻ  đã từng gây “tội ác”, để nói lên sự vay- trả, để cho Chí Phèo tự sát chết luôn để tạo ra bi kịch, lên án, tố cáo chế độ là ẩn ý của Nam Cao... Nam Cao đã  ngầm chỉ ra là Bá Kiến là cha Chí Phèo. Và cũng có ý nói, dù thế nào đi nửa, con mà giết thằng cha thì thằng con ấy cũng phải chết theo...  Nam Cao rất tài khi đặt ra những ẩn ý này!...       

Tôi còn ngờ ngợ phân vân thì ông bạn đấm vào vai tôi, quát “ Không phải sao?!...” - Thế còn mẹ hắn là ai? Tôi hỏi- Bà Binh Chức chớ ai! Anh ta hất hàm trả lời.- Ông dựa vào cơ sở nào ?- Này nhé. Anh ta lại chỉ vào sách: Bá Kiến tìm cách bắt Trần Văn Chức đi lính để ở nhà lấy vợ người ta:Bởi vì chị vợ Binh Chức ở nhà còn trẻ, mới hai con, cái mắt sắc như dao lại hồng hồng đôi má, bỗng nhiên lại sinh ra vắng chồng, của ngon trờ trờ ngay trước mắt, ai mà chịu được?       
Tôi nói thót vào chặn họng anh ta: “Nhưng mà nhà chị binh ở gần đường. Ông phó đi đánh bạc ban đêm về cũng tạt vào; anh Trương tuần đi tuần cũng ghé thăm; anh hàng xóm cũng mò sang, thậm chí đến cái thằng hương điền cũng mon men vào gạ gẫm... thì biết bà ấy lấy ai đẻ ra Chí Phèo?” - Này nhé. Vừa nói anh ta vừa chỉ vào sách: Chính ngay lý Kiến, tuy hồi ấy đã có đến ba vợ, cũng không nỡ bỏ hoài cái của không dưng được trời cho; và còn được lợi . Mỗi lần chị binh đi lĩnh lương hay lĩnh măngda của chồng, phải mượn ông lý thị  thực.  Nhưng với lý Kiến thì không những cơm rượu tiền túi, còn phải cho ngồi chung xe và còn ở lại tỉnh nữa . Thành thử công lao anh binh, rút lại chỉ cho chị binh mỗi tháng mỗi lần hưởng những cuộc vui với ông lý nhà .   - Ông có nhớ lúc Binh Chức về nhà, liền tìm đến Bá Kiến hỏi: “ Hồi tôi còn tại ngũ, tôi gởi về nhà có trăm. Không biết vợ tôi có tiêu pha gì, hay là cho trai mà không còn một đồng nào cả . Tôi hỏi thì nó bảo: ở nhà, đàn bà con gái một mình, không dám giữ tiền, được đồng nào mang gửi ông lý cả ” . Lý Kiến vội nói lấp ngay:  “Thế nhưng mà anh có thiếu tiền thì cứ bảo tôi một tiếng. Chị ấy trót tiêu đi rồi thì có giết cũng chẳng ra . Lôi thôi làm gì sinh tội ...”- Đấy ông thấy Bá Kiến “đỡ” cho chị ta. Và muốn dằn anh Binh, vì sợ lôi thôi đổ bể . Ông nên nhớ, tuy rằng có nhiều người “ ghé nhà” chị Binh, nhưng Bá Kiến mới là  người mà chị Binh “mang ơn” nhiều nhất, cũng  là người duy nhất cùng thị đi tỉnh, lãnh tiền anh Binh gửi về... Không Bá Kiến chứ còn ai vào đây. Tôi hỏi ông?  Không để tôi chen vào, anh ra nói nhanh hơn:-Bá Kiến là người “ăn nằm” với chị Binh trước, vì ông ta có điều kiện hơn. Có thể đến khi có thai rồi, mới tới các ông tuần, ông hương... Các ông ấy chỉ “hưởng sái” mà thôi .Rồi khi đẻ ra Chí Phèo, chị ta vứt hắn vào lò gạch, để phi tang.  
     
Tôi há mồm định hỏi, nhưng không kịp anh ta.- Ông thử nghỉ xem, chẳng lẻ ai đó, ở tận xứ nào lại ôm thằng bé mới đẻ ra, đến cái làng Vũ Đại rồi vứt trong lò gạch ?! Chính bà ta, con người lẳng lơ, vắng chồng, xinh đẹp, nặng ơn Bá Kiến  đó chớ còn ai?   
Tôi hơi ngạc nhiên trước lý lẻ của anh ta, nói một câu để từ giả: - Đươc rồi! Nghe ông nói, tôi thấy cũng có lý, nhưng mà để xem, để  tôi hỏi ông... Nam Cao..../.
 
  ĐÒAN HỮU HẬU
Theo nguon: vannghechu nhat
http://vannghechunhat.net/tin-tc-chuyen-mc-41/i-sng-vn-ngh-chuyen-mc-63/1333-chi-pheo-trong-truyen-ngn-cua-nam-cao-la-con-ca-ai.html

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Sắc vàng thu Chemnitz (Đức) 2013








Theo nguon: NguoiViet.de
   

27.10.2013 07:28

Sắc vàng thu Chemnitz (Đức) 2013

(NguoiViet.de) Nếu các bạn đến thăm Chemnitz vào những ngày thu nắng đẹp, không thể không đến thăm và dạo chơi quanh hồ. Hồ này nằm giữa trung tâm thành phố với tên gọi Schlossteich.

Để giúp các bạn tìm hiểu thêm về phong cảnh ở đây, Minh Hải sẽ cùng các bạn thăm quan qua một vài hình ảnh mới ghi lại được trong tuần vừa qua
Xem hình
Mùa thu bên hồ Chemnitz - Ảnh: Minh Hải
 







Những chiếc lá soi mình trong nắng thu

Không gian ruộm màu vàng đẹp nao lòng du khách


Những chiếc lá vàng còn luyến tiếc trên cành dưới nắng thu

Từ trên cầu ngắm về lâu đài Schlossberg.

Hồ thu nắng trải mênh mang
Lung linh thắp sáng cánh vàng buông rơi
Đâu đây khúc hát em ơi!
Êm đềm dịu ngọt lưng trời phương xa.
(Minh Hải)

 ...điểm chụp hình lưu niệm lý tưởng cho du khách đến thăm Chemnitz

Phóng tầm măt từ đảo về phia xa có tòa lâu đài "Schlossberg"

Có thuyền đạp nước cho khách thong dong trên mặt hồ



Cây cầu nhìn từ hòn đảo ra ngoài đường lớn chỉ giành riêng cho người tản bộ

Lá vàng lá xanh vẽ lên màu của bức tranh thu

Cây cầu nhỏ nối liền vào đảo


Ảnh: Minh Hải

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

HỒ GƯƠM IN BÓNG - Thơ Đường luật (Xướng-Họa) của Bùi Nguyệt & nhiều tác giả.

Thơ Đường luật (Xướng-Họa) của Bùi Nguyệt & nhiều tác giả.
Thơ Đường luật (Xướng-Họa) của Bùi Nguyệt & nhiều tác giả.

             11 Đường luật của Bùi Nguyệt &nhiều tác giả

Bài Xướng
 
HỒ GƯƠM IN BÓNG
(Bùi Nguyệt Chemnitz, CHLB Đức)

Mặt nước hồn thu in bóng cây
Tháp Rùa trầm mặc dưới trời mây
Lung linh sóng gợn rung cành rủ
Tha thướt liễu vờn gỡ tóc bay
Ngọn bút vươn cao tô vẻ đẹp
Trang thơ mở rộng thấu tình say
Hồ Gươm chứng kiến bao huyền thoại
Níu bước người đi nhớ chốn này.

                                                           Bùi Nguyệt
                                                    (Chemnitz, CHLB Đức)


CÁC BÀI HỌA
____________

HỒ GƯƠM
(Bài họa của Nguyên Xuân)

Thu trải khắp thành rót mật say
Ngọt ngào hoa sữa thả hương bay
Lộc vừng đỏ thắm lay vòm lá 
Giọt nắng vàng mơ đọng tán cây
Tháp bút vươn cao nhìn sắc nước 
Đài nghiên khoét lõm hứng màu mây
Hồ thiêng gìn giữ hồn gươm báu
Viên ngọc kiêu sa giữa xứ này.
                                                   6/10/2012
                                                Nguyên Xuân
                                            (Đại học Đà Nẵng)
------------------

MỘT THOÁNG THỦ ĐÔ
(Bài họa của Nắng Xuân)

Hồ Gươm soi bóng những hàng cây
Ngọn Bút thơ đề gửi gió mây
Sừng sững Ngọc Sơn tình nhắn gọi
Điệu đàng Thê Húc lụa vờn bay
Tháp Rùa cổ kính thăm càng thỏa
Văn Miếu nếp nền ngắm mãi say
Đứng giữa Ba Đình tim rạo rực
Tuyên ngôn Độc lập vẳng nơi này.
                                                        Nắng Xuân
                                                         (Cần Thơ)
------

HỒ GƯƠM IN BÓNG
(Bài họa của Ngô Thái)

Lung linh sóng biếc nhẹ rung cây
Liễu rủ... gió vờn ngỡ tóc mây
Tháp Bút  muôn đời... soi bóng nước
Đài Nghiên vạn kiếp... phủ sương bay
Lâng râng cảm xúc tình tha thiết
Khát vọng niềm tin nghĩa đắm say
Thắng cảnh Hồ Gươm lưu Quốc sử
Ngàn năm yêu dấu ... Thủ đô này...!
                                                          Đất Tổ 06/10/2012
                                                                 Ngô Thái
                                                                 (Phú Thọ)
------------

HỒ GƯƠM LỊCH SỬ
(Bài họa của Đặng Quang Long)

Thu về dát bạc óng vòm cây
Nắng thả đầy hồ đỏ ánh mây
Thê Húc uốn mình chầu phượng múa
Tháp Rùa phun ngọc ngóng rồng bay
Tha phương mấy đận từng khao khát
Cố Quận bao đời vẫn đắm say
Hoàn Kiếm trong ta thường nhắc nhở
Ngàn năm lịch sử khắc nơi này.
                                                         06-10-2912
                                                    Đặng Quang Long
                                                (Cẩm Phả, Quảng Ninh)
--------------

THĂM HỒ HOÀN KIẾM
(Bài họa của Hoàng Tấn Đạt.)

Khuất mái Ngọc Sơn dưới tán cây
Cong mình Thê Húc vít làn mây
Vươn cao ngọn bút trang đời mở
Trải rộng tâm hồn khúc nhạc bay
Trầm mặc Tháp Rùa soi nước biếc
Dâng trào cảm xúc dậy tình say
Gươm thần sáng mãi thiên hùng sử
Gìn giữ non sông Tổ quốc này.
                                                     Hoàng Tấn Đạt.
                                                        (Vũng Tàu)
--------------

VIẾNG CẢNH HỒ GƯƠM
(Bài họa của Vũ Giang)

Mặt hồ soi bóng những hàng cây
Bóng liễu ru mình trong gió mây
Tôi đến Thủ đô ngày tháng Tám
Em về Hà Nội tiết thu bay
Vào thăm phố cổ lòng ngây ngất
Viếng cảnh Hồ Gươm dạ đắm say
Văn hiến muôn đời vang vọng mãi
Hồn thiêng vạn thuở ở nơi này!
                                                     Sài Gòn 07/10/2012
                                                              Vũ Giang


__________________________________________________

THĂM HỒ HOÀN KIẾM
(Bài họa của Hoàng Tấn Đạt.)

Thăm hồ dạo gót dưới hàng cây
Măt nước một màu nhuộm  sắc mây
Duyên dáng ven bờ  hàng liễu rủ
Phât phơ trước gió tóc em bay
Thơ hòa nhịp sống ru tình đẹp
Mắt dõi Tháp Rùa ngắm cảnh say
Trở lại tròi Tây em có nhớ
Bao nhiêu kỷ niêm ở nơi này?
                                                       4-6-2012
                                                   Hoàng Tấn Đạt.
Bài họa 2-

Khuât mái Ngọc Sơn dươi tán cây
Cong mình Thê Húc vít làn mây
Vươn cao ngọn Bút trang đời mở
Trải rộng tâm hồn khúc nhạc bay
Trâm mặc Tháp Rùa soi nước biếc
Dâng trào cảm xúc dậy men say
Gươm thần sáng mãi thiên hùng sử
Gìn giữ non sông Tổ quốc này
                                                   Hoàng Tấn Đạt.

Ơi người xa xứ
(Bài họa của Trần Như Tùng)

Xe điện nhẹ nhàng lướt dưới cây
Chập chờn mặt thoáng đẩy trôi mây.
Thu tươi Hoàn Kiếm làn sương tỏa
Chùa cổ Ngọc Sơn lá phướn bay.
Tháp Bút cháu con cùng sách tiến
Đài Nghiên tôi bạn với thơ say.
Sao dời vật đổi hồ luôn đẹp
Xa xứ người ơi nhận khúc này.
                                                   Trần Như Tùng
                                                         Phú Thọ
--------------------------

HỒ GƯƠM MÙA THU
 
(Bài họa của Nguyên Xuân)

Hồ Gươm biêng biếc tựa màu cây
Tháp Bút soi nghiên họa sắc mây
Cầu đón vầng dương nhìn sóng gợn
Lầu soi ánh nguyệt ngóng hương bay
Lung linh nước ngọc mài gươm báu
Bát ngát trời xanh tỏa khí say 
Như một lẵng hoa cài giữa phố
Hồn Thu Đất Việt tụ nơi này?
                                                7/10/2012
                                                Nguyên Xuân
                                            (Đại học Đà Nẵng)

__________________________________________________

HỒ GƯƠM LƯU DẤU

Gió đùa cổ thụ bóng lồng cây

Tháp Bút vươn mình thấp thoáng mây
Nước biếc vừa lòng con cá lặn
Nắng hường thỏa mãn chị cò bay
Mượt mà nhung tím mê mê mẫn
Tha thướt bông vàng tĩnh tĩnh say
Hà Nội hồn người hương tỏa sắc
Hồ Gươm lưu dấu mãi nơi này.


NGUYỄN PHI DIẾU
(Vũng Tàu)
----------------
Nguyễn Xuân - 13/10/2012 04:08
BÊN HỒ
(Họa bài Hồ gươm in bóng – Bùi Nguyệt)

Sánh bước bên em dưới tán cây

Đáy hồ in bóng những làn mây
Lộc vừng tỏa sắc môi hồng ửng
Rặng liễu buông màu tóc mượt bay
Nước biếc soi gương lòng đắm đuối
Mắt trong gợn sóng dạ mê say
Chỉ vừa gặp gỡ trong giây lát
Mà muốn cùng nhau suốt kiếp này!
Nguyễn Xuân
--------------------------
Lê Nhuệ Giang - 08/10/2012 12:04
Nhuệ Giang xin gửi bài thơ họa cùng Hồ gươm in bóng của Bùi Nguyệt

TÂY HỒ


Trấn Quốc thu vàng theo lá cây

Chuông chùa bảng lảng nước hòa mây
Lơ thơ sương phủ hàng dương rủ
Man mác hương trầm lối gió bay
Cổ Nguyệt tình thơ vương vấn … đẹp
Kim Ngư danh phú đậm đà … say
Tây Hồ in dấu bao giai thoại
Ký ức ngàn năm thấm đất này!

Lê Nhuệ Giang

(Ninh Bình)
--------------------
 
GỬI NGƯỜI XA XỨ
Lý Viễn Giao ( Họa )

Thoáng cánh heo may lay dáng cây
Loang phương trời thẳm lững lờ mây
Long lanh mắt đọng hơi sương tỏa
Lấp loáng sao rơi ánh nguyệt bay
Ngơ ngẩn xứ người buông nỗi nhớ
Bâng khuâng lòng mẹ thả hồn say
Bơi trên cánh rộng mơ về cội
Thắp mắt đăm đăm dải đất này .
 
Lý Viên Giao
----------------------
Bùi Nguyệt - 11/10/2012 23:46
LỜI CÁM ƠN

CẢM tình Đường luật đã vào chơi

ƠN bậc tài hoa họa tuyệt vời
CÁC ý mở ra giàu trí tuệ
BẠN bè quy tụ đẹp tình đời
VUI thêm trang báo nhờ công bạn
HỌA mấy vần thơ cảnh sắc tươi
BÀI xướng nối tình người viễn xứ
THƠ càng xích lại bạn và tôi

Bùi Nguyệt (CHLB Đức)
---------------------
 


Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

HÀ NỘI TRONG TA - Bùi Nguyêt


                                            
                                           Bài hát: Hà Nội ơi một trái tim hồng


HÀ NỘI TRONG TA

Hồ Gươm liễu rủ nắng vàng  lay
In đậm trong tim những chuỗi  ngày
Hoa sữa nồng nàn hòa gió thoảng
Sóng lòng dào dạt quyện hương say
Tình yêu thắm đượm niềm vui mở
Gương mặt rạng ngời ánh lửa bay
Hà Nôi mùa Thu da diết nhớ
Cùng nhau ôn lại ở nơi này.

Bùi Nguyệt



Chúc chị  BN người con HN xa xứ. Lý kg họa mà tặng chị đoạn thơ có phần hồn của chị trong đó, mong chị đón nhận bằng tấm chân tình của L chị nhé.

Ở một nơi xa ấy
Những người con Hà Nội
Nỗi nhớ vô cùng tận
Mùa hương cốm năm xưa

Anh dìu em trong mưa
Như cánh tay che chắn
Sợ mưa phai má hồng
Em dịu dàng bên anh

Cơn mua đầu mùa tạnh
Tình đẹp tựa hồ xanh
Mùi hoa sữa thoảng bay
Em nâng niu kỷ niệm

Tình đầu thật dịu êm
Mùa thu về anh ơi
Trôi đi thật êm đềm
Mặt hồ Gươm gợn sóng

Ôi đêm nay sống động
Vần thơ đầy ắp mộng
gửi tặng người Hà Nội
sống giữa miền Tuyết băng...


Nguyễn Thị Lý - Leipzig


                            Họp măt thường niên Hội Hà Nội tôi yêu CHLB Đức 2013 - Ảnh Minh Hải


Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

CHÚC MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM






 CHÚC CHỊ EM MÌNH
(Nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam 20 - 10 - 2013)

Trời Âu trắng tuyết lại mù sương
Chúc chị em mình chẳng nhạt hương
Vẫn rạng nụ cười tươi vẻ đẹp
Cứ êm lời nói đượm tình thương
Đảm đang tháo vát trong công việc
Năng động tự tin chốn học đường
Hạnh phúc tình yêu luôn thắm mãi
Dịu dàng duyên dáng nét Đông phương

Bùi Nguyệt
(Chemnitz – CHLB Đức)


Lời chúc của các bạn gửi đến:


CHÚC MỪNG NỮ SĨ NHÂN NGÀY 20-10
LUÔN VUI VẺ, MẠNH KHỎE,
NHIỀU MAY MẮN - HẠNH PHÚC
VÀ CÓ NHIỀU TÁC PHẨM HAY
                                                                                                 NGỌC CHÂU  
----------------------

Chúc em vui nhiều cùng ngày hội !

Chúc mừng Bạn nhân ngày 20-10, ngày của bọn mình. Muộn chút còn hơn không phải không bạn!

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

LÃNG ĐÃNG THU




LÃNG ĐÃNG THU


Chiều cuối thu đem gom ngọn gió
Đến lay cây trút chiếc lá cuối cùng
Lá phong đỏ như tình yêu thắp lửa
Đốt cháy lòng chếnh choáng men say
 
Hãy cùng nhau cạn chén rượu này
Tiễn mùa thu trải thảm vàng lá rụng
Êm ấm quá tiếng lòng sao thổn thức
Chắp cánh bay vì hồn khát lãng du

Đẹp nao lòng rừng nhuộm ánh nắng thu
Màn sương mắc xanh đỏ vàng cảnh sắc
Nét chấm phá đưa về miền cực lạc
Mãi nguyên sơ như những buổi ban đầu

Giữa rừng thu vui với gió ngất ngây
Cho nụ hôn ngọt ngào không cay đắng
Để mai rồi những ngày dài không nắng
Tuyết lại về phủ trắng ở nơi đây

Tím mờ sương rừng thu buồn ly khách
Gửi gió về mang nỗi nhớ xa hương...
 
 Bùi Nguyệt
(Chemnitz, CHLB Đức)
----------------------