Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

TÌM VỀ HẠNH PHÚC - Thơ Bùi Nguyệt

                                                          Ảnh: Minh Hải. CHLB Đức

TÌM VỀ HẠNH PHÚC

Em tìm anh trong biển đời xa xứ

Vẫn tìm anh trong những lúc lãng du
Trong giấc mơ đêm trắng vào thu
Trong giá lạnh hoang tàn trống trải

Vẫn tìm anh qua bao mùa lá đổi
Gương mặt hiền ghi lại trong mơ
Vẫn ấm nồng trong từng hơi thở
Đến bên em trong giấc ngủ mơ màng

Vẫn tìm anh trong ngày tháng lang thang
Mái đầu xanh giờ điểm màu sương khói
Vẫn kiếm tìm qua bao ngày thầm lặng
Như sa mạc khô cằn mong hạt mưa rơi

Tựa bờ vai anh ấm áp cuối cuộc đời
Hạnh phúc giản đơn  - Người viễn xứ.


Bùi Nguyệt, Chemnitz

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

LÀN QUAN HỌ DƯỚI TRỜI TÂY

LÀN QUAN HỌ DƯỚI TRỜI TÂY
Thơ: Bùi Nguyệt, CHLB Đức
Nhạc: Trần Phước Thuận
Trình bày: Hồng Thắm

 



LÀN QUAN HỌ DƯỚI TRỜI TÂY

Chao nghiêng vành nón quai thao
Ngọt ngào Quan họ chênh chao mạn thuyền
Mượt mà khúc hát trao duyên
Trên màn ảnh nhỏ bỗng nhiên hiện về

Trời Tây sương phủ tứ bề
Lá Phong gói cả lời thề thuở xưa
Thương nhau biết mấy cho vừa
Dịu dàng hương sắc gió mưa dãi dầu

Đậm đà thấu hiểu lòng nhau
Tình em dải lụa bắc cầu vẫn đây
Làn Quan họ dưới trời Tây
Mà xao xuyến dạ mà ngây ngất tình

Bao giờ hai đứa chúng mình
Theo liền chị với liền anh hẹn hò
Trải bao tháng đợi năm chờ
Cùng Trăng soi bóng bình thơ bên thềm.

Bùi Nguyệt, CHLB Đức

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

NHỚ - Bùi Nguyệt



                                      NHỚ 


Xuất ngoại trời Tây nhớ mãi ngày
Vui mừng bạn tiễn ngập men say
Hiện trong lưu bút bao tình đẹp
Đọng giữa lòng mình những ý hay
Cha dạy nên danh từ khối óc
Mẹ khuyên lập nghiệp ở bàn tay
Lời vàng ý ngọc in tâm khảm
Mang lại cho con hạnh phúc này.


 Bùi Nguyệt

Mùa xuân trong lòng người xa xứ

Tin tức » Văn - Thơ - Tùy bút 27.03.2014 08:37
Theo nguon. NguoiViet.de
Bùi Nguyệt (Chemnitz): Mùa xuân trong lòng người xa xứ
04.01.2013 09:34
(NguoiViet.de) Những ngày này cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới háo hức chào đón năm mới 2013 cùng người dân nước sở tại. Nhà thơ Bùi Nguyệt, thành viên Hội Văn học nghệ thuật TP Chemnitz (Đức) đã có bài viết về cảm nhận của một người con xa xứ nhớ về quê hương Việt Nam.

Xem hình
Nhà thơ Bùi Nguyệt (áo dài đỏ & đen, đứng giữa) trong một buổi sinh hoạt thơ với các thành viên Hội Văn học nghệ thuật TP Chemnitz. Ảnh: Minh Hải
Thời gian như thoi đưa, như gió cuốn. Mới đó mà đã 25 năm chúng tôi phải bôn ba nơi đất khách, quê người chẳng mấy khi được đón Tết ở quê nhà. Năm mới đến - trước thềm mùa xuân ở nơi đây, những người Việt Nam nơi tôi sống lại quây quần bên nhau đón Tết, mừng xuân. Trên mâm cỗ có bánh chưng, giò lụa, giò hoa… toàn là món ăn cổ truyền của Việt Nam. Trên những gương mặt hân hoan, rạng rỡ của các cháu thế hệ thứ hai hồn nhiên và ánh lên niềm vui sướng. Các con có biết đâu niềm vui sướng hôm nay là kết quả của bao tháng ngày mẹ cha vất vả, tảo tần trong sương dầm, tuyết rải. Còn những bậc cha mẹ chúng tôi, có người ngồi thừ ra vì đang nhớ nhà da diết.
Nhìn các con trẻ, tuổi thơ của tôi lại hiện về trong ký ức. Ngày giáp Tết ở quê nhà, nhóm bạn học chúng tôi lại tổ chức đi vào vườn đào Nhật Tân ngắm cảnh. Những nụ đào chúm chím, e thẹn như bẽn lẽn trước bao con mắt của khách tới nhà vườn. Cứ sáng sớm mồng một Tết hằng năm, mẹ tôi lại đun nước lá rau mùi già cho cả nhà rửa mặt. Mùi thơm thoang thoảng tỏa ra trong thau nước ấm, tẩm vào khăn, thấm vào những gương mặt hồng hào, rạng rỡ, tươi như hoa của mấy chị em tôi. Nước rau mùi cũng tạo nên một cảm giác lâng lâng, sảng khoái lạ lùng. Mẹ tôi bảo rằng đó là hương vị, là sinh khí đầu năm, điều ước mong con người xinh tươi, tấm lòng thơm thảo.
 Tôi đang suy nghĩ miên man thì bị cắt ngang bởi lời mời nâng cốc mừng năm mới. Anh Hội trưởng phấn khởi chúc cộng đồng người Việt tại TP Chemnitz chúng tôi "Thịnh vượng, an khang ngày càng thành đạt". Quả như vậy, nhiều gia đình ở đây khá thành đạt. Đặc biệt là thế hệ thứ hai của chúng tôi, đa số các cháu đã "công thành, danh toại". Điều quý nhất ở thế hệ này là khả năng hội nhập toàn cầu, với tới được nền văn minh tiên tiến, khoa học thực nghiệm của phương Tây. Đúng như câu thành ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". So với các cháu, chúng tôi tụt hậu khá nhiều.
Tôi được Ban tổ chức phân công kể về giai thoại "Bánh chưng, bánh dày" cho thế hệ thứ hai hiểu thêm ý nghĩa về món ăn cổ truyền này. Đây là câu chuyện có chiều sâu về tư tưởng, lại giàu bản sắc dân tộc Việt Nam. Tất cả chúng ta đều tự hào về truyền thống và phong tục đó. Sau liên hoan ẩm thực là những tiết mục văn nghệ của các cháu thế hệ thứ hai hát các bài hát ca ngợi quê hương đất nước. "Tết ! Tết ! Tết ! Tết đến rồi. Tết đến trong tim mọi người..." Tiếp theo là những bài thơ xuân, những tiết mục "cây nhà lá vườn" của các nghệ sỹ không chuyên cất lên say sưa, đầy nhiệt huyết đã thổi bùng ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa niềm tin, lan truyền hơi ấm cho nhau.

Mùa Đông năm nay, đầu tháng 12 ở TP nơi tôi sống tuyết rơi nhiều, phủ trắng những hàng cây, tạo ra những bông hoa muôn vẻ, muôn hình, rạng rỡ, long lanh dưới ánh mặt trời, gợi một không gian mênh mang, huyền ảo. Trong không khí ấm áp tình người, chúng tôi cùng nhau thắp lên những ngọn nến, sáng soi tấm lòng cộng đồng người Việt đoàn kết xích lại gần nhau hơn, yêu thương, gắn bó nhau hơn. Uống nước nhớ nguồn để cùng nhau giữ gìn bản sắc văn hóa Việt của những người con nước Việt không sống trên đất Việt. Đó là lòng nhân ái, sự đồng cảm và những nét đẹp văn hóa, những nhịp cầu nối liền chúng tôi với quê nhà.

Ngoài kia, những cây thông đang gồng mình trong tuyết với sức sống mãnh liệt, dẻo dai. Phải chăng đó là hình ảnh của chúng tôi - những người Việt Nam đã trải qua những chặng đường dài trên quê hương thứ hai dưới trời Âu băng giá nhưng ấm tình quê cha, đất tổ. Ôi Việt Nam! Việt Nam - Tổ quốc thân yêu sáng mãi trong lòng người xa xứ.
Bùi Nguyệt

(Theo HNMO)

Kỷ niệm khó quên - Bùi Nguyệt (Chemnitz, CHLB Đức)


Kỷ niệm khó quên - Bùi Nguyệt (Chemnitz, CHLB Đức)
26.06.2011 13:58
(NguoiViet.de) Lâu đài Augustusburg nằm trên một ngọn đồi của vùng trung du Erzgebirge miền Đông Nam nước Đức. Gần như tất cả các thành quách xưa đều được xây dựng trên cao, vừa là biểu hiện cho uy quyền, vừa là vị trí thuận lợi quan sát sơn hà và tự vệ trước sự tấn công của quân thù. Đây là một ngọn đồi cao 516 m so với mực nước biển trung bình, cách thành phố Chemnitz 20 km về phía Nam. Vương hầu người Đức August von Sachsen đã cho xây dựng lâu đài này vào năm 1568 với mục đích phô trương quyền lực ở miền đất vùng trung Đức. Ngày nay lâu đài này là một điểm du lịch hấp dẫn không chỉ vì kiến trúc độc đáo, mà nó còn là một viện bảo tàng trưng bày vũ khí săn thời trước.


Từ phải sang: Tác giả Bùi Nguyệt, Minh Hải, Dương Huy Tiến cùng các thành viên của đoàn chụp ảnh chung với vợ chồng cháu gái mang hai dòng máu Việt - Đức (bên trái).
Nhân ngày lễ „Chúa giáng trần“ (13. 06. 2011), nhóm chúng tôi, những thành viên của Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Chemnitz, tổ chức một buổi tham quan lâu đài nổi tiếng này. Đường lên thành phố cùng tên Augustusburg nằm dưới chân đồi rất dốc và  ngoằn ngoèo như trong huyền thoại. Phóng xe giữa hai làn cây rất đều, chúng tôi được thưởng thức sóng lúa đại mạch nhấp nhô trong gió. Trước đây chỉ chừng bốn tuần, cả nước Đức vàng rực vì những cánh đồng hoa cải, nếu được ngồi trên máy bay lên thẳng, bạn sẽ được chứng kiến một tấm thảm tuyệt mĩ của thiên nhiên. Đâu rồi những vất vả mưu sinh kiếm ăn trên xứ người, chúng trốn hết chỉ còn lại những con người rạng rỡ muốn giang tay ôm lấy thiên nhiên, muốn uống những thanh bình của xứ này, muốn cười muốn nói với nhau những gì ấm áp nhất. Người ta nói rằng cả châu Âu là một vườn hoa khổng lồ, có lẽ cũng không ngoa. Thành phố đây rồi, hai bên đường là những ngôi nhà biệt thự hàng trăm năm tuổi, được bao bọc bởi cây xanh và hoa. Chúng tôi có cảm giác rằng, cây cỏ ở xứ này cũng vội vàng tận hưởng mùa hè ngắn ngủi, nên tất cả đều trổ hoa dù  to dù nhỏ với những  màu sặc sỡ. Chúng vừa làm khổ những người dị ứng phấn hoa vừa cho những vị khách đến thăm xứ này một thế giới huyền thoại.
Lâu đài Augustusburg (Chemnitz). Ảnh Minh Hải
Sau khi đậu xe, chúng tôi rảo bước trên con đường dành cho người đi bộ, hai bên rực rỡ hoa mua, thỉnh thoảng lại có những bông hoa sao giống hoa bằng lăng ở quê mình thế! Giọt mưa đêm còn đọng trên cánh mềm, long lanh trong ánh mặt trời, nhẹ đưa trong gió như những bàn tay nhỏ xíu vẫy chào khách từ mọi miền trên trái đất này đến thăm lâu đài. Đó thực sự là những bông hoa thầm lặng của núi rừng có nét đẹp hoang dã, không giống những bông hồng kiêu sa trong vườn cảnh.

 Một đất nước nền văn minh lại trải đều như ở nước Đức, Berlin hay thành phố nhỏ Aue, Hamburg hay Freiberg, nền văn minh và kỷ cương Đức đâu có khác nhau nhiều. Nhìn những cụ già gần 90 tuổi mà vẫn nhanh nhẹn khỏe mạnh, nụ cười vẫn luôn hồn nhiên và tự tin, tôi mới hiểu cái ý nghĩa thanh bình và nhân bản đã thấm đến từng chiếc lá cây ngọn cỏ. Có người nói tính cách người Đức hơi lạnh, nhưng đó chính là vì họ tôn trọng không muốn quấy rầy người khác. Nếu bạn hỏi thăm hay nhờ người ta làm giúp điều gì thì mới thấy cái nhiệt tình thực sự của họ. Chuyến tham quan của chúng tôi tuy ngắn ngủi nhưng rất thú vị.
Lâu đài Augustusburg (Chemnitz). Nguồn Internet.
Khi ra bãi đậu xe có ba thanh niên tiến lại chỗ chúng tôi. Một cô gái khoảng chừng 20 người nhỏ nhắn, da trắng hồng, tóc quăn rủ xuống vầng trán thông minh, mắt to đen và hàng mi cong rất đẹp đến bắt tay tôi và hỏi:
- Xin lỗi, ngài có phải là người Việt Nam không?
- Xin chào, vâng tôi là người Việt Nam.
Cô gái reo lên mừng rỡ và nói với chúng tôi bằng tiếng Việt lơ lớ :
- Tôi có bố là người Việt Nam, mẹ là người Đức.
Và thế là cô ôm chầm lấy từng người reo lên vui sướng, làm cho chúng tôi bàng hoàng xúc động. 
- Cháu năm nay bao nhiêu tuổi – Anh Tiến hỏi và nhìn cháu bằng cái nhìn trìu mến.
- Dạ, năm nay cháu 24 ạ. Đây là chồng cháu và đây là anh của chồng cháu – Cô gái giới thiệu và chỉ vào hai thanh niên đi cùng. (họ là hai anh em sinh đôi)
Thật hồn nhiên cô gái cho chúng tôi biết đã cùng chồng về Việt Nam tìm lại được bố đẻ của mình. Cô kể rằng, hơn hai mươi năm về trước, mẹ cô đã yêu một thanh niên Việt Nam làm cùng trong  nhà máy. Hết hợp đồng lao động, anh phải về nước và để lại mầm non là cô gái này trên xứ người. Cô được sinh ra trong vòng tay ấm áp của người mẹ trẻ và tình thương của cả gia đình. Mang trong mình hai dòng máu Việt – Đức mà chưa hề biết mặt bố, cô ấp ủ một dự định sẽ về Việt Nam để tìm người cha của mình. Cô đã tự tìm thầy để học tiếng Việt và tìm hiểu quê nội của mình.
- Cháu học tiếng Việt ở đâu và ai dạy cháu? – Anh Tiến hỏi.
- Dạ, cháu học tiếng Việt ở Chemnitz. Một thầy giáo 70 tuổi dạy cháu. – Cô gái trả lời bằng tiếng Việt khá trôi chảy – Tháng Tư vừa qua cháu và chồng đã về Việt Nam và gặp được bố cháu rồi.
Cô muốn chia sẻ với chúng tôi  niềm vui được gặp bố, bởi vì đối với người châu Âu niềm vui được chia sẻ tức là niềm vui được nhân đôi. Cô kể lại giây phút thiêng liêng ấy hai bố con ôm chầm lấy nhau, nước mắt tuôn trào. Lúc đó hình như trên hành tinh này chỉ còn tình cha con, tình con người bao phủ. Giấc mơ của cô gái lai đã thành hiện thực, có lẽ chỉ những người sống ở Đức lâu năm như chúng tôi mới thấm hết cái ý nghĩa của sự khát khao này.  Chúng tôi ôm hôn và chia tay cô gái trong niềm vui và cả sự trống trải mơ hồ. Nhưng đó chính là những thông điệp đầy tính nhân văn giữa người với người và chúng tôi hiểu thêm một điều: Tình yêu không bao giờ có biên giới, nó trường tồn vĩnh hằng, không giấy bút nào mô tả siết.
Cuộc gặp tình cờ đầy thú vị trên đã làm cho chuyến đi của chúng tôi là một kỷ niệm không thể nào quên. Ngày hôm ấy chúng tôi có tất cả: Lịch sử, lâu đài, kiến trúc, cảnh đẹp, hoa, tình đồng đội, tiếng cười và đặc biệt là cuộc gặp mặt tình cờ với ba người thanh niên Đức kể trên.
Bùi Nguyệt  (Chemnitz, CHLB Đức)

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Biết thêm về Nguyễn Bính và hàn Mạc Tử

Thứ Hai, ngày 17 tháng 3 năm 2014

Biết thêm về Nguyễn Bính và hàn Mạc Tử


T và Trúc trong thơ Nguyễn Bính

Thi sĩ của đồng quê Nguyễn Bính với những câu thơ lưu danh hậu thế như: “Tuổi son má đỏ môi hồng/Bước chân về đến nhà chồng là thôi/Đêm qua mưa gió đầy trời/Trong hồn chị có một người đi qua/Em về thương lấy mẹ già/Đừng mong ngóng chị nữa mà uổng công/Chị giờ sống cũng bằng không/Coi như chị đã ngang sông đắm đò”, khiến người đọc ai chẳng tin người chị ấy là chị gái của Nguyễn Bính. Nhưng sự thật lại không phải thế.
Nhà thơ Nguyễn Bính

Theo nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn, con cô con cậu và chơi thân với nhà thơ Nguyễn Bính thì “chị Trúc” là người phụ nữ có thật ở ngoài đời, quê ở Phủ Hoài – Hà Đông, họ Lê, tên N.Th (còn có tên là Ch). Chị là người đẹp nổi tiếng ở thị xã Hà Đông vào những năm 1930 – 1940. Nhà có một hiệu ảnh nhưng chồng cả ngày chỉ co quắp bên chiếc bàn đèn nên một mình chị phải lo toan, gánh vác công việc gia đình.


“Mỗi văn nghệ sĩ đều có một cuộc sống sáng rõ và một cuộc sống riêng tư ít người biết tới, như hai mặt của một tờ giấy, mà chúng ta thường chỉ chú ý đến mặt phải của nó. Nhưng nếu không có mặt trái, thì làm sao có thể gọi là tờ giấy được”.- Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo
Khi đã sinh được một người con thì chị Trúc quen và đem lòng yêu Nguyễn Mạnh Phác (tức Trúc Đường, anh trai của Nguyễn Bính). Vì là mối tình thầm lén lại thêm tình cảm quý mến từ đáy lòng nên chị Th rất chiều Nguyễn Bính, coi như em. Ngược lại, Nguyễn Bính cũng rất tôn trọng và cảm thông với cảnh ngộ nên đã làm nhiều bài thơ chia sẻ nỗi niềm với chị. Lúc đầu những bài thơ này thường đề là “gửi chị T” nhưng đến khi Nguyễn Mạnh Phác lấy bút danh là Trúc Đường thì Nguyễn Bính gọi chị Th là chị Trúc. Từ ngày Trúc Đường thôi dạy học, lên Hà Nội làm báo Ích Hữu rồi làm cho nhà in Lê Cường thì mối tình với chị Trúc càng thắm thiết.

Nhưng rồi một buổi, khi chị Trúc đang đan áo len để tặng Trúc Đường thì nghe tin nhà in Lê Cường vừa xuất bản một tập thơ của tác giả nữ do chính Trúc Đường biên tập. Chị Trúc liền “nổi máu sư tử Hà Đông” không chịu gặp Trúc Đường nữa. Nguyễn Bính biết vậy rất buồn nên đã làm bài thơ “Gửi chị Trúc” nhằm thanh minh cho ông anh trai: “Người ấy yêu thương chị nhất đời/Trọ qua đêm ấy song người ấy/Với chị đêm nào cũng nhớ thương/Chị hãy nghe lời em bé đây/Hết buồn hết khóc từ hôm nay/Vui lên chị ạ rồi đan áo/ Em thấy cây vườn sắc lá thay”.

Nhưng những lời thơ tha thiết và khẩn khoản của Nguyễn Bính không ngăn được nước mắt ghen tuông, khổ đau của chị Trúc. Nguyễn Bính cũng không ngờ là chị lại ghen mãnh liệt đến như vậy. Và Nguyễn Bính làm tiếp bài thơ “Chị đã ghen” cảm thương cho cả người thơ lẫn nhân vật trong thơ: “Sóng hồ Ba Bể dâng cao quá/ Con chạch Ngân Hà vỡ tứ tung/ Chị ạ làm sao em cứ thấy/ Chị buồn như lúc sang sông. Em thấy hình như chị khóc luôn/ Mấy ngày môi chị biệt ly son/ Buồn không trang điểm buồn không nói/ Ai đã làm cho chị Trúc buồn. Em hỏi vì sao? Chị lặng yên/Để lời em hỏi chịu vô duyên/Nhưng rồi chị kể loanh quanh mãi/Em mới hay rằng chị đã ghen”.

Nàng Thương Thương trong thơ Hàn Mặc Tử

Nàng Thương Thương xuất hiện rất nhiều lần trong thơ Hàn Mặc Tử với một tình cảm rất đặc biệt: “Chiều nay tàn tạ hồn hoa/Nhớ Thương Thương quá xót xa tâm bào/Thương Thương em, trời cho ta kỳ ngộ/Nói ra cho thần diệu của vàng bay”.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử

Hoặc có lúc thi sĩ lại nói rõ cả họ của nàng trong thơ: “Em là Trần Thương Thương, Anh là Hàn Mặc Tử”... Nàng Thương Thương là một nàng thơ huyền diệu nhất của Hàn Mặc Tử, xuất hiện trong thơ không đơn thuần như những bóng hồng khác, bởi trong tâm tưởng của thi sĩ Hàn, Thương Thương còn vượt cả lên những phàm tục của cõi trần, thánh thiện như một nàng tiên vậy. Văn chương, báo chí tốn không ít giấy mực để bàn luận về nàng thơ này, có người viết nàng Thương Thương không có thật ngoài đời, người lại cho rằng thi sĩ Hàn lúc lâm bệnh nặng mà tưởng tượng ra...

Sự thực, nàng Thương Thương là một cô gái có thật ngoài đời. Nàng tên là Trần Thị Thương Thương, cháu nội Thừa Biện Bộ Binh Trần Nhã và là con thứ 7 của Tham tá tòa Khâm sứ Trung Kỳ Trần Thanh Đạt. Nàng sinh ngày 8/10/1924, quê gốc ở thôn Tiên Nộn, Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Khi Hàn Mặc Tử “biết” đến cái tên Thương Thương thì nàng đang là nữ sinh Đồng Khánh (1939). Lúc đó, nàng ở lại Huế ăn học cùng hai anh trai và các chị gái, không đi theo cha mẹ vào Phan Thiết khi cha cô được bổ làm Tuần vũ tỉnh Bình Thuận.


Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo
Dịp nghỉ hè năm 1940, nàng có vào chơi Phan Thiết cùng gia đình. Đến cuối năm lại vào một lần nữa cùng cha mẹ ăn Tết ở đấy rồi đọc báo “Người mới” mới biết Hàn Mặc Tử đã chết ở Quy Hòa và biết đến nhiều bài thơ “chàng” đã viết cho mình. Lúc ấy Thương Thương 17 tuổi. Sau khi tốt nghiệp bậc trung học, năm Thương Thương 21 tuổi đã vâng lời cha mẹ kết hôn với luật sư Phạm Duy là người Hà Tĩnh. Trước năm 1975, bà là giáo sư Trường Trung học Gia Long Sài Gòn (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai). Bà có một con trai, bốn con gái, sau khi di trú ở Mỹ bà qua Pháp theo các con an dưỡng tuổi già, nhưng bà vẫn có thư liên lạc đều đặn với bà con gia đình trong nước.

Hàn Mặc Tử biết cái tên Trần Thương Thương là do bạn của ông là Trần Thanh Địch giới thiệu qua thư. Đấy là giai đoạn mà thi sĩ Hàn ốm nặng, lại bị thất tình. Trần Thanh Địch muốn “cứu bạn” nên đã thêu dệt nên những bức thư của nàng Thương Thương mê thơ Hàn. Và quả thực, cái tên Thương Thương và những lá thư mê thơ ấy đã khiến Hàn Mặc Tử xúc động viết nên tập thơ “Cẩm Châu Duyên” và hai vở kịch “Duyên kỳ ngộ”, “Quần tiên hội” mà nhân vật chính là Thương Thương (còn có tên là Quỳnh Tiên). Cuối vở kịch Duyên kỳ ngộ, Hàn Mặc Tử còn ghi: “Tặng Thương Thương, người lụa bến sông Hương”.
Trong những lá thư mà thi sĩ Hàn gửi cho nàng Thương Thương (qua địa chỉ của Trần Thanh Địch, mà kỳ thực không bao giờ đến tay nàng) có đoạn thật xúc động: “Thương Thương, cái tên thi vị quá chừng. Thương Thương là một bài thơ, hơn nữa, một nguồn thơ bất tuyệt... Ở lòng anh có Thương Thương nghĩa là có thơ, có nguồn thơ vĩnh viễn đấy... Sau này văn thơ anh ảnh hưởng ở em, nếu có chút giá trị gì với văn học, cái công của em không phải là nhỏ”.

Nhưng khi anh trai của Thương Thương là Trần Tái Phùng đọc được những tác phẩm của Hàn Mặc Tử gửi ra Huế cho Trần Thanh Địch, Trần Tái Phùng giật mình sợ em gái mình bị đồn oan, mang tiếng cả gia đình. Và Trần Tái Phùng đã viết thư cho Hàn Mặc Tử nói rõ sự thật và đề nghị thi sĩ không viết tiếp vở “Quần tiên hội” nữa. Hàn Mặc Tử nhận được thư, tưởng trời đất sụp đổ và không viết tiếp đoạn kết của vở kịch “Quần tiên hội” nữa. Vở kịch này mãi mãi dang dở. Rồi ông bị đau nặng, phải vào trại phong Quy Hòa. Cuối cùng, ông đã ra đi ở đó vào ngày 11/11/1940, đau đớn như những câu thơ ông viết trước cho nàng Thương Thương:

“Một mai kia bên khe nước ngọc/Với sao sương anh nằm chết như trăng/ Không nhìn thấy nàng tiên mô đến khóc/ Đến hôn anh và rửa vết thương lòng”.

Hạnh Vân
(Ghi theo lời kể của Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo)
Theo nguon: NGUYỄN NGUYÊN BẢY
 http://nguyennguyenbay.blogspot.de/2014/03/biet-them-ve-nguyen-binh-va-han-mac-tu.html

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

MÀU NHUNG NHỚ - Thơ Bùi Nguyệt


MÀU NHUNG NHỚ

Đã bao mùa hoa cải
Giăng phấn khắp cánh đồng
Quyện nắng vàng rực rỡ
Vương ánh mắt chờ trông
Xao xuyến dệt cánh thơ
Vắt lên làn mây trắng
Gió cõng tình trong nắng
Gửi niềm tin mong chờ

Dịu dàng hương đồng nội
Mênh mang những sắc vàng
Ôi! Lại một mùa sang
Ngập
trời u nhung nhớ.

Bùi Nguyệt

LẶNG THẦM - Thơ Bùi Nguyệt



                                                       Ảnh Lê Chương - Berlin
LẶNG THẦM

Em lại lang thang trên phố vắng
Phương trời xa lặng lẽ ngắm sao đêm
Trăng chênh chếch vắt lên màn mây mỏng
Nhắn đôi lời hãy gắng vượt lên

Thơ em viết là tấm lòng em trải
Những nhớ nhung thầm lặng chất đong đầy
Niềm ước mong
hạnh phúc thật nhỏ nhoi
Người viễn xứ cuộc đời luôn khao khát

Ghép từng lời trong chuỗi ngày bỏng rát
Thấm lau khô vị mặn chát cuộc đời
Thắp lửa lòng trong giá lạnh tuyết rơi

Ôm hồn thơ người bạn tình tri kỷ.

Bùi Nguyệt, Chemnitz

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

XUONG - HOA Tho - Theo nguon Vandanviet.net


“Ngẫm đời” – Thơ Đường luật xướng họa Chu Văn Keng & Bùi Nguyệt (CHLB Đức)
“Ngẫm đời” – Thơ Đường luật xướng họa Chu Văn Keng & Bùi Nguyệt (CHLB Đức)

______

                            11 Chu Văn Keng & Bùi Nguyệt

NGẪM ĐỜI 

Mỵ Nương giọt lệ... mãi còn rơi
Để phận Trương Chi lỡ mất rồi
Nhắc tới tình xưa lòng trống trải
Tìm về chuyện cũ dạ khôn nguôi
Mong chi tiếng sáo "Thời xa vắng"
Nhớ mãi con thuyền "Lúc nhẹ trôi"
Rũ hết ưu phiền, trời hửng nắng
Đắm say một thuở chút hương đời

                                                         Chu Văn Keng, Berlin
-----------------
ĐÊM BUỒN
(Họa “Ngẫm đời”)

Thánh thót đêm buồn giọt lệ rơi 
Tình xưa không lẽ nhạt phai rồi? 
Quê hương tít tắp lòng luôn nhớ 
Hình bóng mơ màng dạ khó nguôi 
Xào xạc hàng cây làn gió thổi
Thẫn thờ tâm trạng bóng trăng trôi
Nếu ai thấu hiểu người xa xứ
Tuyết phủ sương giăng đắng vị đời.

                                                          Bùi Nguyệt, Chemnitz
-------------
THI CẢM 

Thơ về bất chợt giữa hồn tôi
Ngẫu hứng cảm rung ngây ngất người
Luyến tiếc - Cảnh xưa lòng khắc khoải
Nhớ nhung bạn cũ dạ đầy vơi
Vần thơ lay lắt tìm neo đậu
Ý tứ dịu dàng kiếm bến chơi
Cõi nhớ mênh mang tình trải rộng
Để đời hiểu thấu biển trùng khơi

                                                      Chu Văn Keng, Berlin
--------------------

GỬI BẠN THƠ
(Họa “Thi cảm”)

Đọc những bài thơ của bạn tôi
Quê hương ấm áp đậm tình người
Berlin trên ấy lòng luôn sáng
Chemnitz dưới này dạ chẳng vơi
Lay động tâm hồn nâng bút họa
Đi tìm trang báo chọn sân chơi
Niềm vui thi phú hòa trong mạng
Xuyên cả địa cầu vượt biển khơi.

                                                      Bùi Nguyệt
                                                      (Chemnitz, CHLB Đức)

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Trăng trên biển - Thơ Bùi Nguyệt

TRĂNG TRÊN BIỂN

Lang thang dao bước dưới nắng chiều
Đường mòn vô định dẫn về đâu
Gửi gió mang theo về nơi ấy
Vị ngọt men tình những đắm say

Nhớ những trưa hè vàng lửa nắng
Mồ hôi thấm đẫm ướt cùng nhau
Rì rào sóng biển tràn bờ vắng
Khát khao nỗi nhớ đến bạc đầu

Cánh nhỏ Hải Âu liệng chơi vơi
Mênh mông trời nổi bão tố rồi
Cùng thuyền vội vã neo về bến
Ngày mai tan bão đón trăng lên

In dấu chân em trên bờ cát
Miên man biển hát với sóng tràn
Biển đây em sẻ vơi nỗi nhớ
Dưới vầng trăng khuyết thắp hồn thơ
  • Bùi Nguyệt Chemnitz

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Bài hát Tình của biển: Thơ Bùi Nguyệt - Nhạc Phan Văn Bích - Ca sỹ Thiện Thảo


TÌNH CỦA BIỂN

Biển mênh mông mạn thuyền sóng vỗ
Bình minh lên bừng sáng chân trời
Mặt biển xanh long lanh ánh bạc
Đàn Hải Âu tung cánh đùa vui

Cũng có lúc ồn ào biển động
Nổi sóng lớn thuyền dạt về đâu
Biển trào dâng tung sóng bạc đầu
Thuyền neo đậu sóng trào bờ cát

Con thuyền nhỏ sóng xô phiêu dạt
Vẫn âm thầm chịu mọi phong ba
Bão tan đi biển lại thiết tha
Ôm thuyền biển rì rào sâu nặng

Cánh buồm căng phơi mình trong nắng
Nước mặn mà tình biển bao la
Mặt biển xanh gợn sóng hiền hòa
Biển đưa thuyền cặp bờ hạnh phúc.
                          Bùi Nguyệt, Chemnitz
  
Sau đây mời bạn đọc thưởng thức bài hát được phổ nhạc từ bài thơ trên:
            
http://www.youtube.com/watch?v=F6U3OgY9wdQ
Thơ Bùi Nguyệt, CHLB Đức

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

GIỚI THIỆU TẬP THƠ: BẾN XA - BẢN TÌNH CA XUYÊN LỤC ĐỊA


Xem hình

BẾN XA - BẢN TÌNH CA XUYÊN LỤC ĐỊA

Có thể nói – Bến xa là bản “Tình ca xuyên lục địa”: Nó là tiếng hát cất lên từ trái tim dào dạt yêu thương của người phụ nữ tha hương, trong cuộc mưu sinh nuôi con khôn lớn trưởng thành.

Ta hãy nghe lời dứt

Tóc xanh sương tuyết nhuộm rồi

Kết thành cánh võng ru hời bóng con”

( Viết cho con)

Khi cảm nhận bài thơ này, nhà thơ Đinh Nam Khương đã viết:
“Hai câu thơ cuối cùng đó là sự xuất thần của ngòi bút, nó tỏa sáng và mang lại ý nghĩa cho toàn bài, nâng nghệ thuật của bài thơ lên một tầng cao mới. Hình tượng mái tóc xanh của mẹ sau 25 năm xa cách và nhớ thương con vô hạn giờ đã trở thành một mái tóc bạc. Mái tóc bạc ấy đã bện thành một cánh võng êm ái để ru bóng con. Vì các con còn cách mẹ một khoảng trời xa lắc.

"Lục bát là một thể thơ cũ kĩ đến cổ xưa nhưng dưới ngòi bút của Bùi Nguyệt đã trở nên mới mẻ và độc đáo một cách kì lạ. Tôi thực sự phải nghiêng mình trước hai câu thơ này của chị”. Quả là như vậy, sự liên tưởng và cách sử dụng các biện pháp Tu từ trong thơ Bùi Nguyệt khá bất ngờ cho người đọc:

Đôi ta nặng nghĩa sâu tình

Xế chiều mái tóc bình minh tâm hồn

(Sâu nặng)

Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi bắt gặp cách thể hiện tuổi tác khá độc đáo và rất sáng tạo qua nghệ thuật hoán dụ và ẩn dụ “Vô tiền khoáng hậu” này. Và tuyệt vời thay, hai hình ảnh nằm trong hai vế đối tương phản, trong một câu thơ lục bát quả thật tài tình! Những câu thơ “ Xuất thần” như thế rải rác trong cả tập thơ thể hiện sự thăng hoa của cây bút nữ vừa xuất hiện đối với bạn yêu thơ.

Nói về tình yêu ở cái cái tuổi xế chiều, đứng bóng, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết

Gió từ Bãi Trước về Bãi Sau

Thủy triều tan hợp có sao đâu

Tình yêu đừng nói sau hay trước

Yêu muộn còn hơn thuở ban đầu

Hai cách thể hiện của hai nhà thơ mà nội dung đúng là đồng dạng phối cảnh? Tôi so sánh như thế không phải xếp bằng các nhà thơ với nhau mà để chúng ta ghi nhận những câu thơ xuất thần của Bùi Nguyệt. Điều đó cũng nói lên rằng sự xuất thần trong thơ thì dù nhà thơ lớn hay những người mới cầm bút viết cũng rất cần cho những trang thơ của mình.
Có được những câu thơ như thế là nhờ ở sự rung động thật sự của con tim. Đúng như Đinh Nam Khương đã nhận xét về thơ Bùi Nguyệt: “ Vì những bài thơ ấy không phải viết ra bằng văn chương chữ nghĩa hào nhoáng, không phải viết ra bằng sự lạnh lùng của trí thông minh mà nó được viết ra từ trái tim ấm nóng, nhớ thương khắc khoải. Được viết ra trong sự trào dâng cảm xúc từ tấm lòng nhân ái của người viết. Nó thường được thể hiện bằng ngôn ngữ mộc mạc và chân thành nhất, máu thịt nhất ,không hề pha trộn một ít giả dối hoặc vỏ bọc của những ngôn từ sáo rỗng. Đó là những bài thơ thương thật! Nhớ mong thật, sung sướng và khổ đau thật... Những bài thơ như thế ,ngay từ trong cốt lõi của nó đã chứa đựng sự hấp dẫn và thuyết phục, làm cho người đọc phải ứa lệ ! ”
Và thật sự- chính tôi cũng đã phải ứa lệ khi đọc những bài viết về mẹ, về con. Mặc dù số lượng những bài ấy không nhiều. Còn đa phần là những bài viết về tình thơ, tình bạn, tình yêu nam nữ. Đọc những bài về tình yêu nam nữ, khiến trái tim ta cũng bốc lửa, cũng ngân nga ...
Thơ Bùi Nguyệt đã định hình phong cách khá rõ. Tuy hai tập thơ “Hồn núi” và “Bến xa” có nét khác nhau về mặt gam màu sáng, tối ở hai thái cực vui, buồn. So với "Hồn núi" thì “Bến xa” vui vẻ hơn, tươi tắn hơn nên gam màu cũng bừng sáng lên dưới ánh lửa của tình yêu:

Nhấp ly rượu cho hồng ấm lại
Vị men say xao xuyến dậy tương lai
Những nụ hôn tràn đầy niềm hạnh phúc
Cho cuộc đời trẻ mãi ánh ban mai

( Hơi ấm valentine)

"Bến xa" -Một bản tình ca cho chúng ta cảm nhận ở nhiều góc độ, ở nhiều cung bậc, khi thì dào dạt như só

Bạc đầu ngọn sóng dâng trào

Đại dương sâu thẳm cuốn vào bờ xa

(Mượn lời của gió)

khi lại vi vu tiềng thông reo, líu lo tiếng chim hót

Anh đào khoe sắc rực hồng

Líu lo chim hót, cành thông đệm đàn

( Tình thơ)

Bùi Nguyệt khá thành công trong những bài thơ,những câu thơ đa đoan, đa cảm dưới những ngôn từ binh dị như thế. Nét nổi bật trong "Bến xa" là tính đa tình. Một chữ TÌNH rộng lớn nằm trong trái tim nồng ấm của tác giả. "Bến xa" đang mở ra chân trời tươi sáng trong thơ Bùi Nguyệt
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc
ĐỖ HÀN
(HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM)

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

LỜI TÂM SỰ - Thơ Thanh Giang



       LỜI TÂM SỰ
(Tặng sinh nhật Bùi Nguyệt 2012)

 Tôi và bạn ta quen nhau chưa lâu
Những kẻ tha phương sương tuyết dãi dầu
Vầng trăng mờ cùng sẻ chia ánh sáng
Rong rũi cuộc đời ngày tháng trôi mau

Bước trên đường đời vấp ngã đớn đau
Kiếp sống nổi trôi muôn sắc muôn màu
Thơì gian nghiệt ngã nhuộm dần mái tóc
Khoé mắt chân chim ngang dọc đường đời

Đêm đông xứ người tuyết lạnh chơi vơi
Giấc chiêm bao tìm về nơi bến cũ
Choàng tỉnh mộng trong đơn côi ũ rũ
Với tìm trăng, trăng khuất tự bao giơ

Thời gian mãi trôi không đợi không chờ
Trăng chênh chếch có khi mờ khi tỏ
Khi cuộc đời đã qua cơn sóng gió
Bầu trời bình yên khuất dạng sương mờ

Hạnh phúc tình yêu chỉ tính bằng giờ
Bất hạnh cuộc đời dẳng dai thế kỷ
Đứng dậy bạn ơi ta còn lý trí
Còn trái tim khô khát vọng niềm tin

Tôi và bạn mới như ánh bình minh
Thời gian, vị thần sáng soi mờ tỏ
Tay nắm chặt tay vượt qua sóng gió
Xoa dịu vết thương, bước tiếp đường đời

Ta hiểu nhau hơn mà chẳng cần lời
Hãy mở rộng lòng con đường đi tới
Vượt chông gai tìm đến chân trời mới
Cùng bước qua dù vật đổi, sao vời

Tôi và bạn mình quen nhau chưa lâu
Ta nhìn ta mái tóc bạc trên đầu
Khát vọng sống cả bầu trời nung nấu
Xé toạc vầng trăng cho thấu tình đời.


Thanh Giang - Berlin

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Nắng vàng bay - Tho Bùi Nguyệt


Nắng vàng bay 

Bản tình ca trong giao hưởng mùa Xuân
Rạng rỡ hoa cười tươi ngời sắc nắng
Những vần thơ ngân rung nốt nhạc
Vị tình y
êu lắng đọng ở trong lời

Cứ ngọt ngào ấm áp lắm anh ơi!
Cho trái tim yêu sớm chiều rực lửa
Như những bông hồng anh tặng cho em đó
Vẫn tươi màu bình dị sáng trong


Nỗi khát khao bừng dậy trong lòng
Âm ba bản tình ca khát vọng
Màu thời gian làm phai dần màu tóc
Ta nắm tay nhau đi trọn kiếp người


Đã trải qua gió giật tuyết rơi
Buồm vẫn căng giữa biển đời gió lộng
Chắt vị đắng trong men trầm cuộc sống

Hòa hồn thơ cùng dòng chảy cuộc đời
Rực sắc màu trong sắc nắng vàng bay.


Chemnitz 8/3/2014
Bùi Nguyệt (CHLB Đức)
Bao QUEHUONG da dang

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

VÀI NÉT HOA - Thơ Bùi Nguyệt





                                                 
                                         Tặng hoa ai gửi niềm tâm sự
                                                                    Gửi cả chờ mong lẫn giận hờn...


VÀI NÉT HOA

 Mảnh mai e thẹn hoa XẤU HỔ
Dịu hiền tim tím hoa BẰNG LĂNG
Trống điểm tan trường hoa PHƯỢNG ĐỎ
Nửa đêm QUỲNH nở đón vầng trăng

MƯỜI GIỜ rực rỡ môi em thắm
Hương ngát trăng xinh đóa HOA NHÀI
Kỷ niệm mùa thu vàng CÁNH CÚC
Chào xuân phương ấy có NHÀNH MAI

Thủy chung tình bạn mùa SIM TÍM
Nỗi niềm ly biệt sắc TY GÔN
Tặng hoa ai gửi niềm tâm sự
Gửi cả chờ mong lẫn giận hờn... 


Bùi Nguyệt 
(Báo NV đã đăng)

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Những bài thơ hay nhất dành cho phụ nữ - VanVN giới thiệu

Gửi thư    Bản in

Những bài thơ hay nhất dành cho phụ nữ

06-05-2013 11:29:52 AM
VanVN.Net – Trong trái tim mỗi người luôn có những phần đặc biệt dành cho người phụ nữ của cuộc đời mình. Người đó có thể là Mẹ, là Chị, là Vợ, là Con gái… Đôi lúc lại là một Em cụ thể hay trừu tượng nào đó. Dường như tất cả những người phụ nữ ấy đều mang đến cho chúng ta sự ấm áp, an lành, hạnh phúc khi thành công cũng như lúc thất bại, để ta sống tốt hơn, vững vàng tin tưởng hơn ở cuộc đời  này. Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, VanVN.Net xin trân trọng gửi tới bạn đọc chùm thơ viêt về “nửa quan trọng làm nên thế giới”…

Xuân Quỳnh
MẸ CỦA ANH

Phải đâu mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đây thôi
Mẹ tuy không đẻ không nuôi
Mà em ơn mẹ suốt đời, chưa xong
Ngày xưa má mẹ cũng hồng
Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau
Bây giờ tóc mẹ trắng phau
Ðể cho mái tóc trên đầu anh đen
Ðâu còn dốc nắng đường quen
Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần
Thương anh thương cả bước chân
Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao
Lời ru mẹ hát thuở nào
Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh:
Nào là hoa bưởi hoa chanh
Nào câu quan họ mái đình cây đa
Xin đừng bắt chước câu ca
Ði về dối mẹ để mà yêu nhau
Mẹ không ghét bỏ em đâu
Yêu anh em đã là dâu trong nhà
Em xin hát tiếp lời ca
Ru anh sau mỗi âu lo nhọc nhằn
Hát tình yêu của chúng mình
Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng
Giữa ngàn hoa cỏ núi sông
Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ
Chắt chiu từng những ngày xưa
Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.



Đồng Đức Bốn
TRỞ VỀ VỚI MẸ TA THÔI

1.
Cả đời ra bể vào ngòi
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung
Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng
Đường đời còn rộng thênh thang
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười
Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương
Bát cơm và nắng chan sương
Đói no con mẹ xẻ nhường cho nhau
Mẹ ra bới gió chân cầu
Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi.

2.
Chẳng ai biết đến mẹ tôi
Bạc phơ mái tóc bên trời hoa mơ
Còng lưng gánh chịu gió mưa
Nát chân tìm cái chửa chưa có gì
Cần lòng bán cái vàng đi
Để mua những cái nhiều khi không vàng.

3.
Mẹ mua lông vịt chè chai
Trời trưa mưa nắng đôi vai lại gầy
Xóm quê còn lắm bùn lầy
Phố phường còn ít bóng cây che đường
Lời rào chim giữa gió sương
Con nghe cách mấy thôi đường còn đau.

4.
Giữa khi cát bụi đầy trời
Sao mẹ lại bỏ kiếp người lầm than
Con vừa vượt núi băng ngàn
Về nhà chỉ kịp đội tang ra đồng
Trời hôm ấy chửa hết giông
Đất hôm ấy chẳng còn bông lúa vàng
Đưa mẹ lần cuối qua làng
Ba hồn bảy vía con mang vào mồ
Mẹ nằm như lúc còn thơ
Mà con trước mẹ già nua thế này.

5.
Trở về với mẹ ta thôi
Giữa bao la một khoảng trời đắng cay
Mẹ không còn nữa để gầy
Gió không còn nữa để say tóc buồn
Người không còn dại để khôn
Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm
Tôi còn nhớ hay đã quên
Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờ
Nhuộm tôi hồng những câu thơ
Tháng năm tạc giữa vết nhơ của trời
Trở về với mẹ ta thôi
Lỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ.



Thanh Hải
CHO MẸ

Những bữa chiều không còn như ngày xưa
Mẹ ngồi đó
Lạnh tàn tro lửa
Những câu chuyện hồn nhiên ngày xưa
Bây giờ không còn râm ran nữa
Gió chiều đông
Giật xác xơ bụi mía sau hè …

Ngoài vườn mùa này chín rộ mùa me
Trái rơi rụng không người buồn hái
Mẹ xách giỏ nhặt nhành từng trái
Bập bùng nỗi nhớ đầy sân

Đêm miền đồng gió rét bâng khuâng
Mẹ chong đèn
Rưng rưng mái rạ
Bằng “Tổ quốc” ghi công anh sáng lạ
Di ảnh của ba mờ quá
Chiến tranh lâu rồi
Mẹ vẫn còn đau đáu niềm đau

Hương đêm tỏa ngạt ngào
Ngoài trời
Côn trùng ca buồn bã
Tôi trở về mái rạ
Mẹ sững sờ …
Nỗi nhớ bình yên !...



Ý Nhi
KÍNH GỬI MẸ

Con đã đi rất xa rồi
Ngoảnh nhìn lại vẫn gặp ánh đèn thành phố

Sau cánh rừng, sau cù lao, biển cả
Một ánh đèn sáng đến nơi con
Và lòng con yêu mến, xót thương hơn
Khi con nghĩ đến cuộc đời của mẹ
Khi con nhớ đến căn nhà nhỏ bé
Mẹ một mình đang dõi theo con

Giữa bao nhiêu mưa nắng đời tbường
Đã có lúc lòng con hờ hững
Thấy hạnh phúc của riêng mình quá lớn
Ngỡ chỉ mình đau đớn xót xa thôi

Giữa bao nhiêu năm tháng ngược xuôi
Đã có lúc lòng con đơn bạc
Quên có những điều tưởng không sao quên được
Như người no quên cơn đói của chính mình

Sao đêm nay se thắt cả lòng con
Khi con gặp ánh đèn thành phố
Nơi mẹ sống, mẹ vui buồn, sướng khổ
Chỉ một mình tóc cứ bạc thêm ra

Sao đêm nay khi đã đi xa
Lòng con bỗng bồn chồn quay trở lại
Bên đời mẹ nhọc nhằn dầu dãi
Nỗi mất còn thăm thẳm trong tim

Đời mẹ như bến vắng bên sông
Nơi đón nhận những con thuyền tránh gió
Như cây tự quên mình trong quả
Quả chín rồi ai dễ nhớ ơn cây
Như trời xanh nhẫn nại sau mây
Con đường nhỏ dẫn về bao tổ ấm

Con muốn có lời gì đằm thắm
Ru tuổi già của mẹ tháng năm nay

Đà Nẵng - Hà Nội, 11-1978.



Vương Trọng
KHÓC GIỮA CHIÊM BAO 
Đã có lần con khóc giữa chiêm bao
Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó
Đồng sau lụt đường đê sụt lở,
Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn. 

Anh em con chịu đói suốt ngày tròn,
Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa.
Có gì nấu đâu mà nhóm lửa
Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về. 

Chiêm bao tan nước mắt dầm dề,
Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng.
Dù biết lời con chẳng thể nào vang vọng,
Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.

Con lang thang vất vưởng giữa đời thường,
Đâu cũng sống không đâu thành quê được.
Còn quê mẹ cuối chân trời tít tắp,
Con ít về từ ngày mẹ ra đi.

Đêm tha hương con tìm lại những gì
Với đời thực chẳng bao giờ gặp nữa.
Mong hình mẹ lại hiện về giấc ngủ
Dù thêm lần con khóc giữa chiêm bao.



Đỗ Trung Quân
MẸ

Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ

Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.

Con sẽ không đợi một ngày kia
có người cài cho con lên áo một bông hồng
mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng
hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?
Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
Những bài thơ chất ngập tâm hồn
đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc
Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác
mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ
ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?

Hôm nay...
anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
ngã nón đứng chào xe tang qua phố
ai mất mẹ?
sao lòng anh hoảng sợ
tiếng khóc kia bao lâu nữa
của mình?
Bài thơ này xin thắp một bình minh
trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối
bài thơ như một nụ hồng
Con cài sẵn cho tháng ngày
sẽ tới !

- 1986 –


Hoàng Cầm
NƯỚC SÔNG THƯƠNG

Em vắt quả cam vàng đầu ngọn sông Thương
Mắt tròn cối xay
Chẳng bao giờ ngủ trước sao mai

Ngày Chị bảo Em quên

Tranh tố nữ long hồ gián nhấm
mất chân đi
má đội tổ tò vò

Cuốn chiếu xa rồi

Thơ thẩn vách chiêm bao

Ngày Chị bảo Em quên

Con bạc má lại về cành chanh
thương Em hay giận Em chả biết

Ngày Chị bảo Em quên

Tắm sông Thương không mát
Lên ngọn Kỳ Cùng vục nước rửa chân

Không mát

Về đuôi mắt xưa nước suối Cam Lồ

Không mát

Ngày Chị bảo Em quên
Em tơ tưởng sao bắt Em đừng nhớ

Tha cho Em

Tha Em

"Sông Thương nước chảy đôi dòng..."



Lưu Quang Vũ
VÀ ANH TỒN TẠI

Giữa bao la đường sá của con người
Thành phố rộng, hồ xa chiều nổi gió
Ngày chóng tắt cây vườn mau đổ lá
Khi tàu đông anh lỡ chuyến đi dài
Chỉ một người ở lại với anh thôi
Lúc anh vắng người ấy thường thức đợi
Khi anh khổ chỉ riêng người ấy tới
Anh yên lòng bên lửa ấm yêu thương
Người ấy chỉ vui khi anh hết lo buồn
Anh lạc bước, em đưa anh trở lại
Khi cằn cỗi thấy tháng ngày mệt mỏi
Em là sớm mai là tuổi trẻ của anh
Khi những điều giả dối vây quanh
Bàn tay ấy chở che và gìn giữ
Biết ơn em, em từ miền cát gió
Về với anh, bông cúc nhỏ hoa vàng
Anh thành người có ích cũng nhờ em
Anh biết sống vững vàng không sợ hãi
Như người làm vườn, như người dệt vải
Ngày của đời thường thành ngày- ở -bên -em
Anh biết tình yêu không phải là vô biên
Như tia nắng, chúng mình không sống mãi
Như câu thơ, chắc gì ai đọc lại
Ai biết ngày mai sẽ có những gì
Người đổi thay, năm tháng cũng qua đi
Giữa thế giới mong manh và biến đổi
"Anh yêu em và anh tồn tại"
Em của anh, đôi vai ấm dịu dàng
Người nhóm bếp mỗi chiều, người thức dậy lúc tinh sương
Em ở đấy, đời chẳng còn đáng ngại
Em ở đấy, bàn tay tin cậy
Bàn tay luôn đỏ lên vì giặt giũ mỗi ngày
Ðôi mắt buồn của một xứ sở có nhiều mưa
Ngọn đèn sáng rụt rè trên cửa sổ
Ðã quen lắm em còn bỡ ngỡ
Gọi tên em, môi vẫn lạ lùng làm sao.



Lam Điền
EM SẼ ĐẾN

Em sẽ không đến đâu
Lúc anh buồn
Nỗi buồn nào cũng qua đi
Lời an ủi sẽ trở thành vô nghĩa

Em sẽ không đến đâu
Lúc anh lạnh giá
Bởi trái tim dẫu cháy bùng như lửa
Rồi cũng có ngày lửa tàn

Em không thể theo bước chân anh lang thang
Khi anh cô đơn một mình trên phố
Lỡ đâu phố có thêm người

Bởi tình yêu không giản đơn là những nụ cười
Em sẽ không đến đâu, khi anh hạnh phúc

Chỉ khi nào người đàn ông trong anh bật khóc
Em sẽ đến
Để thấm những giọt tâm hồn trên đôi mắt của anh.



Lâm Thị Mỹ Dạ
CHO ANH TỰA VÀO EM


Cuộc đời em đơn thân đến nỗi
Chưa bao giờ em tựa vào anh
Và vì thế em âm thầm sống
Tựa vào chính mình trĩu nặng, đớn đau

.
Bao lời tiếng lấm lem bùn đất
Bao đêm trắng tơ giăng chóng mặt
Em tựa vào em - đơn độc quen rồi
Em tựa vào em - gắng vững giữa đời

.
Trên đôi vai bình yên
Mà bão dông nghiêng ngửa!
Em chênh vênh dối mặt chính mình
Nào ai biết, đến anh cũng chẳng biết
Em quằn mình như rễ dưới đất im

.
Đời bất chợt thác ghềnh ào trút xuống
Vùi lấp anh - cơn bạo bệnh kinh hoàng
Bạn bè anh rộng nhiều như trời bể
Vực anh lên cho anh lại lòng tin

.
Bàn tay nâng em thành bảo mẫu
Nước mắt lặn vào trong cho anh thấy nụ cười
Bệnh tật lo toan giấu vào đêm trắng
Giữa tháng ngày trĩu nặng
Em đứng thẳng người
Cho anh tựa vào em




Nguyễn Hiệp

HÌNH KHÔNG BÓNG
Chiếc vỏ trấu tách đôi trượt theo triền sông
Nửa mẹ mang về đất
Nửa con ở lại
Lá bàng hoàng sương!

Đôi dép vá dây trôi theo dòng sông
Nửa gian truân mẹ bước
Nửa con ở lại
Chân chao đảo mình

Con - bóng không hình
Mẹ - hình không bóng
Đi đâu, về đâu
Nghe chân khẽ động

Chiếc áo nâu sờn vai của mẹ
Đôi dép vá dây năm lần bảy lượt của mẹ
Con không giữ được
Làm sao con giữ được mình?!

Hình không bóng hình
Mẹ hiu quạnh qua đời
Chỉ còn chút con - cũng - loài- không - bóng.



Văn Công Hùng
VỢ

Có những lúc trốn xô bồ ta về tựa vào em
như con tàu viễn dương thả neo bám vào đất mẹ
cuộc đời lặng thầm, cuộc đời gào thét
trở về bên em ta trở lại chính mình

Nhân gian tưởng rộng nhường kia mà té ra nhỏ hẹp
đi hoài vẫn có tiểu nhân
em nâng đỡ mỗi khi ta mệt mỏi
mỗi khi ta chuẩn bị ăn đòn

                         Có một mái nhà, có một tình yêu
ta thành kẻ giàu sang và phú quý
em như hòn đảo chìm chứa đầy châu báu
ta để dành dự trữ lúc nguy nan

Đã từng có lúc bị gục niềm tin
ta vịn tình yêu em đứng dậy*
ta trốn chạy cô đơn bằng bao dung nhân hậu
mỗi khi cuộc đời buồn ta lại nhớ về em...

Mái nhà em chỉ giản dị thế thôi
mà giông gió bão bùng em che hết cả
cả anh nữa, dẫu hoang sơ đến vậy
khi trở về lặng lẽ gã chồng ngoan...
30 tháng 7 năm 2001


Lâm Thị Mỹ Dạ
TRÁI TIM SINH NỞ

Trái tim có mấy phần buồn
Mấy phần vui sướng nhớ thương mấy phần

*

Phần yêu em gửi cho anh
Còn phần hy vọng em dành cho con
Mấy phần chờ đợi mỏi mòn
Mẹ em đã nhận lúc còn tuổi xanh
Người xưa nào có phụ tình
Mà sao mẹ chịu một mình khổ đau
Thác ghềnh nước cả, sông sâu
Chống chèo mình mẹ đương đầu bão giông
Buồn lo mẹ giấu bên lòng
Nuôi em trong dạ, mẹ mong từng ngày
Nỗi mình biết ngó ai hay
Bao đêm nước mắt vơi đầy, mẹ ơi
Khi em cất tiếng chào đời
Trái tim mẹ tưởng héo rồi lại tươi
Đời nay mơ ước rộng dài
Trái tim đập tới ngày mai êm đềm
Mẹ cho anh trái tim em
Trái tim yêu, trái ấm mềm anh ơi
Trái tim sinh nở giữa đời
Những con ta lại hát lời mẹ ru
Biếc xanh là sắc mùa thu
Vàng tươi là lúa, mịt mù là mây
Ngày đêm sớm tối đổi thay
Trái tim vẫn một bầu đầy đỏ tươi
Dẫu khi tắt nghỉ cuộc đời
Trái tim mẹ giữa đất trời còn yêu.



Đỗ Trung Lai
TÔI RU CON GÁI TÔI

À ơi con ngủ cho ngon
Đắp chăn rồi bố mắc màn cho con
Nửa đời nước nước non non
Con vừa một tuổi, bố tròn bốn mươi
Nửa đời đi ngược về xuôi
Đêm nay bố ngắm con cười trong mơ
Môi hồng, răng trắng, tóc tơ
Bố cho máu đỏ, mẹ cho hình hài
Giời cho tính nết sau này
Cầu cho con những khéo tay, dịu dàng
Trong đêm con thở nhẹ nhàng,
Cầu cho con khỏi bần hàn mai sau
À ơi con ngủ cho lâu,
Cầu cho con chẳng một câu lụy người
À ơi thân gái ở đời,
Những nơi tục lụy con thời tránh xa.
"Thiện căn ở tại lòng ta"
Mạnh hơn lẽ quỷ, lời ma dọc đường
À ơi thương đến là thương
Cầu cho thánh thiện dẫn đường con đi
Đừng ham ngũ sắc làm chi,
Trời xanh muôn thuở có gì cũ đâu.
Đò đầy, phá rộng, sông sâu
Có qua thì lúc bạc đầu hãy qua
Yêu thơ cùng với yêu hoa
Cũng đừng yêu quá như là bố yêu
Ở nhà biết vá, biết thêu
Ra đường kẻ ghẹo người trêu mặc người
À ơi thân gởi ở đời
Cổ kim đâu cũng quý người thủy chung
Câu rằng, chị ngã em nâng
Là qua hết được mọi vùng khó qua
Đi cùng con lúc tuổi hoa,
Đời người ngắn lắm, bố già đến nơi.
Nay mai giời gọi lên giời
Cũng là đã có mấy lời cho con
À ơi máu đỏ như son,
Mai sau con lớn con còn nhớ chăng?



Đoàn Thị Lam Luyến
DẶN CON GÁI

Bẫy tình sa phải chăng con?
Đã anh sâu mắt lại còn rậm râu
Quê thì tận đẩu tận đâu
Tình trường tranh giải vàng thau có thừa

Cải già khéo ủ thành dưa
Bưởi mong nắng rám, mía chờ hanh heo
Nhà nghèo xin giữ nếp nghèo
Cành cao xin chớ có trèo, sẩy chân

Người hay cử chỉ ân cần
Ngọt ngon đầu lưỡi, kẻo dân lọc lừa
Cuộc đời mẹ lắm bàn thua
Chỉ mong con có nước cờ chắc tay

Còn như phận mỏng đức dày
Cầu cho trời độ cơ may một lần
Mẹ xin đổi lấy phong trần
Để duyên con được mười phân vẹn mười

Hà Nội, 18-2-2002


THEO NGUON: VANVN.NET