Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

TÂM SỰ GỬI BẠCH DƯƠNG

                         Ảnh Thanh Nguyên - Berlin

Một chiều hè đẹp trời, chúng tôi đi dạo mát trên con đường nhỏ.Cảnh vật thật hữu tình, dưới là dòng suối nưới chảy rì rào thỉnh thoảng có đàn vịt trời bơi lội, xa xa có từng cặp sóng đôi dưới nắng vàng.quấn quít rỉa lông cánh cho nhau. Hai bên bờ là những hàng cây to nhỏ xen lẫn vào nhau,có nhiều cây cổ thụ vài người dang tay ôm mới xuể.  những thảm cỏ xanh điểm hoa các màu rực rỡ khoe sắc dưới nắng vàng. Nhưng nổi trội hơn là hoa cỏ vàng,gần giống nhưng nhỏ hơn hoa Dã quỳ ở Việt nam. Những làn gió nhẹ thổi bụi phấn hoa vương đậu trên người chúng tôi đã tạo nên một bức tranh tuyệt vời của thiên nhiên ban tặng. Đặt chân lên cây cầu bắc qua suối,sự rung nhẹ của cây cầu sắt đã tạo cho những người lữ khách một cảm giác lâng lâng xao xuyến. Đi sâu vào phía trong là những hàng bạch dương, liễu rủ tần ngần gỡ mái tóc dài soi mình trong bóng nước. Những tia nắng xuyên qua từng hàng cây, nhuộm những mái đầu đầu điểm bạc, làm hồng lên trên gương mặt nụ cười, ánh mắt trẻ lại với thời gian. 
 Hôm nay đi dưới hàng bạch dương đầy nắng, tựa lưng vào thân cây thả hồn dưới tán lá. Tiếng lòng tôi chợt rung lên bao kỷ niệm xưa của thời con gái chợt ùa về. Kỷ niệm của gần 40 năm đã qua khi đến chơi nhà anh. Một khu tập thể dành cho công nhân của một nhà máy cơ khí ở Hà nội.Trên đầu giường cá nhân giản dị là một bức ảnh một cô gái mái tóc vàng xõa vai gục đầu vào thân cây thổn thức như muốn cùng cây chia sẻ. Những tia nắng xuyên qua màn sương cuốn lấy thân hình mảnh mai của cô gái.Dưới bức ảnh có 4 dòng thơ họa vào ảnh 
Yêu rồi yêu mãi Bạch dương
Thân hình cùng mái tóc vàng như mơ
Khoác ngoài chiếc áo choàng tơ
Bạch dương  sương đọng sương mờ xinh xao.
 Những vần thơ ngày xa xưa ấy đã đi theo tôi suốt chặng đường dài. Bao khó khăn thăng trầm của cuộc đời. Để giờ đây khi mái đầu điểm bạc tôi có những vần thơ gửi những cảm xúc của mình vào bạch dương khi đứng tựa vào thân bạch dương xứ người tâm sự
--------------------------
                           Ảnh Thanh Nguyên - Berlin

 
TÂM SỰ GỬI BẠCH DƯƠNG

Nghiêng soi mình Bạch Dương trong bóng nước
Giữa bão giông vẫn đứng thẳng vươn lên
Nắng hè về tia nắng xế chẳng yên
Trong tuyết phủ lặng âm thầm hứng chịu

Sương giăng mắc buông màn mờ ảnh ảo
Nhạt nhòa về hiền dịu dáng năm nao

Vẫn khiêm nhường đợi gió mát ngày nào
Mây vấn vương bầu trời sao lưu luyến

Trăng mười sáu thủa nào cây có biết
Đã vì mây trăng đã khuyết hết đầy
Thổn thức lòng bạch dương đứng nơi đây
Âm thầm với dòng sông xanh làm bạn

Ngày qua ngày nước rì rào vẫn hát
Bản tình đời cho cây trải niềm riêng
Nước sông trôi chẳng chịu đứng lặng yên
Bao khát vọng bạch dương ơi! có hiểu!

Bùi Nguyệt
Chemnitz,CHLB Đức

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

NGÀY SINH NHẬT 28/7/2013














THANH THẢN






  • Cuộc đời thanh thản đượm màu xuân
     Bão tố sương sa chẳng ngại ngần 
    Vời vợi biển xanh làn sóng dậy 
    Vấn vương mây trắng bóng trăng ngân 
    Tình yêu da diết hòa hương gió
    Nỗi nhớ khát khao trải thảm vần
    Tâm sự mấy lời thơ gửi gắm 
    Cuộc đời thanh thản đượm màu xuân.

      Chemnitz 28/7/2013
    Bùi Nguyệt, CHLB Đức 

     

    CHÚC MỪNG SINH NHẬT

    Sinh nhật - ngày vui anh chúc em
    Thắm tình đượm nghĩa mãi tươi duyên
    Ngập tràn hạnh phúc nhiều thành đạt
    Cất cánh thơ bay tới mọi miền.
     
     28-7-2013
    Hoàng Tấn Đạt


     
     Nhân sinh trần thế, phận do trời
    Sướng khổ buồn vui...tự mỗi người
    Sống ở trên đời, tâm giữ sáng
    Dẫu ngàn phiền muộn, ắt qua thôi.
     28/7/2013
    Chu Văn Keng, Berlin




    Mừng em sinh nhật rượu và hoa
    Năm tháng trôi qua chẳng thấy già
    Thơ vẫn tuôn trào đầy sức sống
    Như dòng sông rộn rã hát ca.

    Anh: Duy Hảo 



    Chiều hè gió thổi lộng hương bay
    Hội thơ vui với chén rượu đầy
    Mừng cho sinh nhật thêm một tuổi
    Đượm chất thơ ca đượm tình say.

    Chị: Lịch - Hảo

















          LỜI TÂM SỰ
       (Tặng sinh nhật BN)

    Tôi và bạn ta quen nhau chưa lâu
    Những kẻ tha phương sương tuyết dãi dầu
    Vầng trăng mờ cùng sẻ chia ánh sáng
    Rong rũi cuộc đời ngày tháng trôi mau

    Bước trên đường đời vấp ngã đớn đau
    Kiếp sống nổi trôi muôn sắc muôn màu
    Thơì gian nghiệt ngã nhuộm dần mái tóc
    Khoé mắt chân chim ngang dọc đường đời

    Đêm đông xứ người tuyết lạnh chơi vơi
    Giấc chiêm bao tìm về nơi bến cũ
    Choàng tỉnh mộng trong đơn côi ũ rũ
    Với tìm trăng, trăng khuất tự bao giơ

    Thời gian mãi trôi không đợi không chờ
    Trăng chênh chếch có khi mờ khi tỏ
    Khi cuộc đời đã qua cơn sóng gió
    Bầu trời bình yên khuất dạng sương mờ

    Hạnh phúc tình yêu chỉ tính bằng giờ
    Bất hạnh cuộc đời dẳng dai thế kỷ
    Đứng dậy bạn ơi ta còn lý trí
    Còn trái tim khô khát vọng niềm tin

    Tôi và bạn mới như ánh bình minh
    Thời gian, vị thần sáng soi mờ tỏ
    Tay nắm chặt tay vượt qua sóng gió
    Xoa dịu vết thương, bước tiếp đường đời

    Ta hiểu nhau hơn mà chẳng cần lời
    Hãy mở rộng lòng con đường đi tới
    Vượt chông gai tìm đến chân trời mới
    Cùng bước qua dù vật đổi, sao vời

    Tôi và bạn mình quen nhau chưa lâu
    Ta nhìn ta mái tóc bạc trên đầu
    Khát vọng sống cả bầu trời nung nấu
    Xé toạc vầng trăng cho thấu tình đời.

    Thanh Nguyên - Berlin







       
  • Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

    CHIỀU NẮNG HẠ

    Chiều hoàng hôn với tôi là đẹp nhất...  Hình minh họa: Internet


    CHIỀU NẮNG HẠ

    Em ở xa anh nơi xứ lạnh
    Nhớ bữa cơm rau luộc với cà
    Nhớ sáo diều trầm bổng thiết tha
    Tà áo trắng ửng hồng đôi má

    Tháng Bảy về nhớ hương sen nở
    Khát vọng luôn ấp ủ mong chờ
    Bầu trời xanh trải thảm ước mơ
    Làn mây trắng uốn mình trong gió

    Như ánh lửa rực chiều gắn bó
    Mồ hôi đầm ướt áo em, anh
    Say nụ cười sóng mắt long lanh
    Đã cuốn thành cơn giông mùa hạ

    Tím bằng lăng mỗi chiều vội vã
    Gặp nhau rồi lại phải chia ly
    Dang dở lời muốn nói điều chi
    Nắng vàng ơi! cháy lòng nhung nhớ!

    Bùi Nguyệt, CHLB Đức

    Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

    DÁNG XƯA

                                                                Chemnitz 14/7/2013   Ảnh Minh Hải
                                                              

                                                         
                                                           
         
                                                
    DÁNG XƯA

    Long lanh soi bóng liễu ven hồ
    Tóc dài theo gió nhẹ nhàng đưa
    Tà áo thướt tha theo nhịp bước
    Dịu dàng duyên dáng những nét xưa

    Anh vẫn cùng em theo năm tháng
    Vời vợi trời yêu nỗi nhớ mong
    Aó dài em mặc trên xứ lạnh

    Chiếc áo ngày nào anh tặng em

    Aó đây anh gửi bao hơi ấm
    Những mùa sương gió tuyết lại rơi
    Năm canh vắng lặng nghe chuông điểm
    Sống mãi trong em nặng nghĩa tình.

    Bùi Nguyệt, CHLB Đức







    Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

    CHEMNITZ MỘT CHIỀU ẤM ÁP

                                      HVHNT Thành phố Chemnitz 2013
                                                   (Ảnh PhúcNguyễn)

                                                                   Ảnh Lê Chương, Berlin

    Phúc Nguyễn(CHLB Đức)

    CHEMNITZ MỘT CHIỀU ẤM ÁP

    Chiều chủ nhật, tiết trời thật dễ chịu, 27°c. Ngoài trời, nắng vàng và gió nhẹ. Thêm một làn gió ấm áp tình người từ bốn phương thổi về: Chemnitz, những vùng phụ cận, Hof, Zwickau, Plauen, Gera, đến những thành phố danh tiếng Leipzig, Berlin, các bạn yêu thơ, yêu văn nghệ hẹn nhau về gặp mặt.

    Ngõ nhỏ xôn xao tiếng nói cười, tay bắt mặt mừng, như những đứa con xa trở về quê mẹ. Vợ chồng Thế Tuyền, Minh Thắng, không coi mình là khách. Các anh là những người đặt nền móng, khởi xướng ra sân chơi này. Vì cuộc sống, vì những điều không thể làm khác, các anh bươn trải khắp mọi miền, nhưng với đưa con tinh thần: Thơ ca và nhạc thì tấm lòng các anh luôn ở lại. Minh Thắng, cây át chủ bài của âm nhạc, đàn giỏi, hát hay đồng thời cũng là chủ nhân của dàn âm thanh hiện đại, chuẩn mực, nó giống như phong cách biểu diễn của anh.

    Những bài hát, vần thơ đan xen trầm bổng, nhẹ nhàng thủ thỉ lời gợi nhớ, gợi thương.Tiếng hát ấm, mượt mà của Duy Hảo khiến ta và bạn muốn xích lại gần nhau. Giọng ca trầm, đủ độ dày dồn nén như hơi nóng của mùa hè tích tụ, khẽ khàng buông rung rung cánh lá vàng mùa thu trên phố. Hà Nội hiện về, gót chân hồng ngõ nhỏ, hoa sữa thoảng bay, mái tóc ai vương tím chiều phố cổ. Hùng Lý khiến thiếu nữ mơ màng, các chị xa xăm một nỗi nhớ đi về...

    Thơ của Bùi Nguyệt: Giọt tím hoàng hôn đọng nơi khóe mắt. Một tình yêu thương vời vợi của con thuyền ra đi luôn nhớ về bến nước. Giữa xa xăm, ầm ào sóng biển mà chị chỉ thấy cái tĩnh lặng của vầng trăng ướt đẫm sương đêm, của đội mắt trẻ thơ trong veo nhìn vào vô định, lắng chờ nghe tiếng à ơi của mẹ... Thanh Nguyên đầy cảm thông với những thân phận trắc trở ngoài đời, cùng cái nhìn từng trải, biết trân trọng, yêu thương cuộc sống này...

    Không chỉ gắn kết yêu thương về phía cội nguồn, về nơi “ quê hương là chùm khế ngọt“. Xen kẽ nhau còn là tiếng hát câu thơ sôi nổi, nhộn nhịp, phản ánh cuộc sống, tâm tư của thời hiện tại. Nó dấy lên một sức sống mãnh liệt, yêu đời, thể hiện một tinh thần luôn luôn hướng về những điều tốt đẹp. Bài thơ“ Chơi quần vợt“ của bạn Mai Leipzig thật vui nhộn, đầy ắp tiếng cười, khiến cả khán phòng nghiêng ngả. Rồi những bản nhạc Disco sội động, những Vanxơ nhẹ nhàng khiến những cặp chân các chị, các anh cứ cuồng nhiệt, quấn quýt thật hào hứng đẹp mắt. Mong mãi thời gian dừng trôi để những bước chân lướt mãi trên sàn, để những bước đi, những cánh tay tựa vào nhau tin cậy, thân ái gắn kết chúng ta lại với nhau trong cuộc sống này.

    Trang trọng và ấm áp thêm lên của chiều thơ, ca Chemnitz lần này là sự có mặt của TBT báo NguoiViet.de Lương Cường, người làm nhịp cầu nối tình cảm hữu hiệu nhất cho công đồng người Việt ở Đức. Thật ra là anh trở về, bởi Chemnitz cũng là quê hương của anh sau bao năm học tập, nghiên cứu sinh tại trường đại học TU Chemnitz. Có thể nói hầu hết người Việt sinh sống ở Đức đều biết đến và yêu mến trang báo mạng này. Anh đến chia vui như một ngưới con xa quê trở về, gần gũi, thân tình.

    Thoáng cái, thời gian như bóng câu qua cửa. Các anh các chị chia tay trong bịn rịn. Chào nhé, chào nhé... Tiếng chào cứ lặp đi lặp lại mà bánh xe cứ mãi ngập ngừng...

    Chemnitz 15/7/2013

    Phúc Nguyễn, Chemnitz
    Theo nguon: Faceboog cua Phuc Nguyen

    Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

    MÀU NHUNG NHỚ




    MÀU NHUNG NHỚ


     Đã bao mùa hoa cải

    Giăng phấn khắp cánh đồng

    Quyện nắng vàng rực rỡ

    Vương ánh mắt chờ trông


    Xao xuyến chắp cánh  thơ

    Vắt lên làn mây trắng

    Gió cõng tình trong nắng

    Gửi niềm tin mong chờ


    Dịu dàng hương đồng nội

    Mênh mang những sắc vàng

    Ôi! Lại một mùa sang

    Ngập trời màu nhung nhớ.

          Cánh đồng hoa cải Augsburg hè 2013.
     Bài trình bày tại HVHNT Thành phố Chemnitz
              Bùi Nguyệt
     Chemnitz, CHLB Đức

    Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

    ĐÓN BẠN THƠ




    ĐÓN BẠN THƠ
    ( Thủ vĩ ngâm)

    Chemnitz vui mừng đón bạn thơ
    Nơi đây tha thiết vẫn mong chờ
    Tình quê chan chứa ngời hương sắc
    Khúc nhạc rộn ràng quyện mối tơ   
    Nối nhip văn chương luôn ước vọng
    Hòa dòng thi tứ vẫn hằng mơ
    Nụ cười thắm mãi trong làn nắng
    Chemnitz vui mừng đón bạn thơ.

    Bùi Nguyệt, Chemnitz

    TÌNH THƠ CÒN MÃI VỚI ĐỜI



    hoasen

                                                 TÌNH THƠ CÒN MÃI VỚI ĐỜI
                                                               Trần Vân Hạc
     
    Trên bầu trời thi ca Việt Nam, ít có nhà thơ nào mới xuất hiện đã sáng chói, làm xôn xao dư luận không chỉ trong giới phê bình mà cả hàng vạn trái tim những người yêu thơ như nhà thơ Lý Phương Liên. Những bài thơ tươi mới, chân thật, trong trẻo, lạc quan, thấm đẫm tình người và tình đời, gieo vào lòng người đọc niềm tin yêu vào một ngày mai tươi sáng của dân tộc, khơi dậy những hạt mầm tốt đẹp trong mỗi con người, chưa nói rằng thơ Lý Phương Liên đã dự báo chính xác tiến trình lịch sử tất yếu của đất nước trong quan hệ Việt – Mỹ, mà lúc đó gần như không mấy ai tưởng tượng nổi.
    Những năm 70 của thế kỷ 20, khi đất nước đang chiến tranh, thơ của Lý Phương Liên được coi là một hiện tượng văn học, đem lại niềm tin cho người ở hậu phương, đặc biệt với những người ra trận. Nhiều bài thơ của chị được in trên báo Nhân dân, báo Lao Động, báo Văn nghệ… nhiều chiến sĩ ngoài mặt trận chuyền tay nhau đọc những bài: “Ca bình minh”, “Em mơ có một phiên tòa”, “Ngã ba”, “Thư gửi người bạn gái Mỹ”… “Ca bình minh” được phổ nhạc, được hát trên các sân khấu của những người lao động, trên sàn diễn các nhà văn hóa, bài ca ấy luôn được phát trên làn sóng đài phát thanh tiếng nói Việt Nam. Lớp lớp thanh niên ra chiến trường, trong ba lô là cuốn sổ tay chép thơ chị, tiếp thêm nghị lực và niềm tin cho những chiến sĩ chiến đấu và chiến thắng. Còn giới nghiên cứu thơ ngày đó đã dành cho chị một sự trọng thị, với lời thẩm định quý hơn vàng cho một người mới cầm bút: “Một bông hoa vừa nở đã ngát hương…” – (Báo Nhân Dân, năm 1970). Thơ Lý Phương Liên đi vào tình cảm người đọc tự nhiên bằng bản sắc riêng, cụ thể, khá sinh động, không trộn lẫn với những người khác mà rất gần gũi với người thưởng thức.
    Ít ai biết được lúc đó Lý Phương Liên chỉ là một cô công nhân mới học xong lớp 8/10, bố mẹ mất sớm, chị ngày đi làm, lại còn phải làm thêm, đi giữ xe đạp để thêm thu nhập nuôi các em – “năm miệng khỏe”. Tình yêu quê hương đất nước, tinh thần lạc quan cách mạng và niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc đã chắp cánh cho thơ của chị bay cao bay xa. Từ những sự việc tưởng như bình thường, chị đã nâng tầm thành cảm xúc thơ trong sáng đạt đến ý nghĩ rộng lớn, chắt ra từ cuộc sống đời thường những tinh hoa, nâng lên tầm nghệ thuật, như bài “Ca bình minh. Bài thơ đưa người đọc đến với những ý tưởng lạ lẫm, vô tư, bay bổng của tuổi trẻ: “Em gọi ca ba là ca bình minh”. Hiện thực mỗi khi tan ca về gặp bình minh mai sớm đã được thi vị hóa thành một hình tượng thơ đắc địa: “Ca bình minh”, của một ngày mới, của một chân trời mới, của mỗi người và đất nước. Chị đã từng bao đêm đi ca ba, bao lần: “Tay vẫy chào những đoàn tàu rời ga Hàng Cỏ/ Đưa bộ đội lên đường/ Các anh đi suốt ca ba thẳng tới chiến trường”. Ngày ấy đất nước còn bị chia cắt, “tất cả vì miền Nam thân yêu”. Các chị đi ca ba hay các anh bộ đội “thẳng tới chiến trường” để một ngày không xa được: “Đón bình minh đất nước”. “Ca bình minh” mang một tầm cao mới đầy chất sáng tạo với hình tượng thơ: “bình minh đất nước” phơi phới tinh thần lạc quan. Trong bài thơ cất lên một âm thanh rất lạ, dù lúc đó chị còn rất trẻ nhưng có lẽ cái thiên chức của người phụ nữ và sự nhậy cảm của một hồn thơ dẫn cho mạch thơ của chị đến được âm thanh tuyệt diệu của cuộc sống ấy: “Chị hàng xóm đón em tiếng oa oa con khóc”. Cuộc sống vốn như thế đấy, mãi sinh sôi bất tận. Cái tiếng oa oa của đứa trẻ mới chào đời trong “gió cao trời xanh” ấy hứa hẹn một mùa xanh cho tương lai. Khổ thơ cuối như một phương châm sống của chị, của những người tử tế: “Ai cũng muốn mỗi ngày đời là một ngày sống đẹp”. Cao trào của bài thơ chợt căng lên như dây đàn rồi nhẹ nhàng ngân lên giai điệu về tình yêu cuộc sống. Cái hiện thực “ca ba” như một điểm tựa để vươn tới: “bình minh”: “Ơi ca ba! Ca ba em đi vào hôm nay/ Đã thấy bình minh trước mặt”. Mấy chục năm rồi, niềm tin vào “ca bình minh” ấy đã thành hiện thực. Đất nước hòa bình thống nhất và gia đình chị hôm nay cùng bao gia đình khác luôn có: “bình minh trước mặt”. Ẩn dụ: “ca bình minh” xuyên suốt bài thơ chợt tỏa sáng tươi hồng như ngọn lửa ấm mãi trong mỗi con người. Đọc bài thơ của chị Lý Phương Liên sáng tác từ bốn mươi năm trước mà vẫn tươi mới trong cuộc sống hôm nay. Ca ba – cái sự phấn đấu ngoài cái thông thường: đêm – ngày, thức – ngủ… kia sẽ đem lại bao điều tốt đẹp.
    Còn bài “Lời ru với anh”, một trong những bài thơ tình hay nhất của chị lại ẩn chứa cái tình mang tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam mà vẫn rất riêng. Nhà thơ Lý Phương Liên viết bài này vào năm 1969, lúc mới hơn hai mươi tuổi, bởi vậy những câu thơ của chị trong sáng, mát lành, lóng lánh như giọt sương mai, vừa trẻ trung vừa lãng mạn và tràn đầy khát vọng về tình yêu cuộc sống. Bằng sự rung cảm từ trái tim son trẻ, khao khát cháy bỏng yêu thương; Trái tim đang yêu rung lên hình tượng nghệ thuật làm cho bài thơ tự nhiên như hơi thở, như khí trời, câu chữ không cầu kỳ mà hàm xúc, mỗi chữ mỗi câu như ủ lửa bên trong làm rung động, xao xuyến trái tim hàng vạn người đọc một thời. “Lời ru với anh” – lời ru tình yêu, là bài lục bát biến thể xuất hiện đột ngột, bất ngờ tạo một ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc lúc bấy giờ, bởi một thi pháp lạ, mới mẻ, không gò bó bởi khuôn mẫu truyền thống, cả về cảm xúc, ý nghĩa, hình ảnh, nhạc điệu. Người yêu thơ, sau thoáng ngỡ ngàng là cảm giác thích thú, cảm phục trước hiệu quả nghệ thuật đầy tính mỹ cảm do bài thơ đem lại. Người đọc ấn tượng với những điệp ngữ vòng tròn, nó chở được cái khao khát của muôn đời để có một tình yêu nồng thắm. Chính thế đã làm nên những câu thơ mang giá trị thẩm mĩ cao, tạo được cảm giác mênh mang, bằng điệp khúc triền miên:
    Lẽ nào em buộc cánh anh
    Buộc cánh anh
    Buộc cánh anh cũng chẳng thành tình yêu
    Bài thơ xứng đáng được đưa vào hàng những bài thơ tình hay nhất Việt Nam với những câu:
    Em muốn anh như bàn tay
    Xòe ra là gặp
    Chim bằng trời biếc
    Chim bằng con trai
    Lời ru tuy chỉ nói đến hiện tại là: “Đêm nay” và “mai xa” nhưng đã trải rộng trong một không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật không có giới hạn, chừng nào còn tình yêu trên trái đất này thì “Lời ru với anh” còn ngân lên những giai điệu tuyệt vời những cung bậc bất tận của con tim. Lời thơ như tiếng nhạc lòng của người con gái, vì hiểu được lý tưởng cao đẹp của các đấng nam nhi muốn được bay nhảy, phấn đấu, muốn ra đi vì sự nghiệp nên sẵn sàng hy sinh… để người mình thương yêu lên đường. Để có được tình yêu đích thực người con gái phải biết sẻ chia, biết đợi chờ và chị đã là người như thế!
    Song ấn tượng to lớn với người đọc là bài “Em mơ có một phiên tòa” và “Thư gửi người bạn Mỹ”.“Em mơ có một phiên tòa” là một bài thơ đã làm lay động không biết bao nhiêu con tim, đặt ra bao điều nhức nhối về lẽ sống, về lương tri, giá trị nhân bản của con người và thời đại. Đấy là phiên tòa của lương tri và lẽ phải: “Bom và súng/ Giết một dòng sông/ Giết một con đò/ Có mẹ em và năm mươi cuộc sống/Bom và súng/ Ai dạy mi giết người?/ Bầy giặc lái cúi đầu im lặng/ Có khác chăng sông Hồng/ Dòng PôtôMác nước xanh/ Nước xanh nước hồng đâu cũng nước dòng sông/ Nếu bom đạn Việt Nam đổ xuống dòng Pô Tô Mác?/ Em trừng mắt nhìn lũ người làm giặc/ Chúng im lặng cúi đầu…/ Chúng bắn dòng sông Hồng/ Ta không bắn dòng sông PôtôMác/ Chúng đốt nhà ta/ Ta không đốt những vườn nho của chúng/ Chúng giết mẹ ta/ Ta không giết mẹ chúng/ Chúng đến Tổ quốc ta/ Việt Nam/ Ta không sang/ Nước Mỹ/ Không phải dài lời về chân lý/ Súng và bom/ Bom và súng/ Chúng giết ta/ Thì ta tiêu diệt chúng…” . Nhưng không chỉ có yêu thương và căm thù, thơ của chị còn là tiếng nói của một trái tim và khối óc có tầm nhìn nhân loại, rộng mở bao dung nữa. Trong bài“Thư gửi người bạn Mỹ” chúng ta sẽ thấy điều đó. Cái hay là bài thơ mang tính dự báo chính xác về mối quan hệ Việt – Mỹ đầu thế kỷ 21:“Nếu bạn và cậu Giôn đến chơi nhà mình/ Chắc chắn được đón là khách quý/ Cậu Phát em mình dang đôi tay võ sĩ/ Ôm chầm lấy cậu Giôn…”. Khi đất nước đang vô cùng khó khăn khốc liệt, không ai có thể tiên lượng được khi nào cuộc chiến kết thúc và quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong tương lai sẽ như thế nào, vậy mà một cô công nhân tuổi còn rất trẻ lại dự báo vô cùng chính xác, đấy không chỉ là mẫn cảm thiên bẩm mà hơn thế là khát khao của con người yêu hòa bình mới có được những vần thơ đi trước thời đại như vậy.
    Vậy mà sau khi bài thơ: “Trò chuyện với Thúy Kiều” được in trên báo Văn nghệ thì Lý Phương Liên bị giới phê bình đánh tơi bời. Lúc đó khi cả nước đang trong cuộc chiến tranh chống Mỹ khốc liệt, tất yếu những mâu thuẫn xã hội chị chỉ ra không bao giờ được chấp nhận: “Trái đất chúng mình cho đến hôm nay/ Vẫn còn những cuộc đời như nàng chìm nổi/ Thời gian còn nửa ngày là đêm tối/ Còn đồng tiền đổi trắng thay đen/ Còn sắc tài bạc mệnh với hờn ghen/ Còn những Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến…”. Đòn đánh quá nặng làm cho Lý Phương Liên choáng váng và đột ngột vắng bóng trên thi đàn trước bao sự tiếc nuối của người yêu thơ. Sau năm 1975 anh chị dắt díu nhau vào Nam sinh sống. Bao người vẫn âm thầm truyền tay nhau những bài thơ của chị, bao người vẫn âm thầm tìm kiếm thông tin về chị và trong một ngày đẹp trời chị đọc được những lời động viên, khích lệ của nhà thơ Xuân Họa, nhà thơ Văn Chinh… Nhìn tấm ảnh chụp cuốn vở chép những bài thơ của chị do nhà thơ Hoàng Xuân Họa cẩn trọng giữ gìn, tuy xém lửa đạn bom nhưng những trang thơ còn nguyên vẹn, chị không cầm được nước mắt. Chị không ngờ được sau mấy chục năm vẫn nhiều người yêu thơ chị đến như vậy. Sau phút choáng váng vì nhớ lại những kỷ niệm buồn năm xưa, chị thấy như mắc lỗi và với đời và quyết định gỡ bỏ khăn mây chít trắng thơ mấy chục năm trường. Và sau 40 năm tập Ca bình minh của chị – (NXB Văn hoc, năm 2011) được dư luận đón nhận trong niềm xúc động vô bờ bến của anh chị. Không ít lần anh chị đã rơi nước mắt như xuân năm 2011 trong buổi giới thiệu cuốn “Ca bình minh” tại Câu lạc bộ Thanh niên trên Hồ Thuyền Quang, Hà Nội, ngẫu nhiên một người bạn của chị gặp nhà sử học Hải Kế, khi biết đây là buổi ra mắt tập thơ “Ca bình minh” của Lý Phương Liên, nhà sử học già vồn vã bắt tay chị và đọc không sai một từ bài “Ca bình minh”. Rồi xuân 2013 anh chị cùng nhà văn Nguyễn Tiến Lộc lên thăm làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, trước sân đình, nhà văn Hà Nguyên Huyến cũng đọc một mạch “Ca bình minh” nhà văn thuộc từ khi còn rất trẻ. Còn nhà thơ Nguyễn Nghiêm của đất mỏ Quảng Ninh, đến thăm nhà tôi, khi biết hôm trước vợ chồng nhà thơ có tới chơi , nhà thơ Nguyễn Nghiêm cứ xuýt xoa tiếc nuối: “Tôi thuộc rất nhiều thơ của Lý Phương Liên từ hồi còn trẻ, cứ ao ước một lần được gặp, vậy mà…”. Thế mới biết những vần thơ đích thực khi đã đi vào lòng người đọc sẽ có sức sống lâu bền đến chừng nào.
    Những người hiểu về cuộc đời và sự nghiệp và tình thơ của chị đều vô cùng khâm phục, vì tuy từng gặp thác ghềnh do thơ, vậy mà chị không hề trách cứ bất kỳ ai, hay oán thán số phận. Trong “Lý Phương Liên mở lòng” in trong tập “Ca bình minh” chị bộc bạch: “Tôi nín lặng với thơ suốt bốn mươi năm nay vì lời nguyền bỏ thơ của chính tôi, không vì bất cứ sự đe dọa, trù dập hay bất cứ áp lực nào khác. Mọi hệ lụy xô đẩy chúng tôi đến bần hàn và cơ cực không liên quan đến bất kỳ cá nhân nào, quyền lực nào. Mọi ảo thực, tốt xấu tôi tự mình chịu trách nhiệm, không than oán bất kỳ ai, về bất cứ điều gì”. Chị sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, cống hiến hết mình cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất và xây dựng đất nước, bởi vậy chị yêu quí cuộc sống này biết nhường nào và những vần thơ giúp chị đứng vững. Gặp chị ai cũng thấy một sự ấm áp, gần gũi tỏa ra từ con người chị. Chị yêu kính người chồng thân yêu của mình: “Người liên quan đến thơ tôi và chịu nhiều cay đắng oan ức vì thơ tôi, là Nguyễn Nguyên Bảy, tình yêu của tôi, chồng tôi, người thầy duy nhất dạy tôi làm thơ và cùng tôi tu thân làm người tử tế… nếu trời cho em sống cùng lúc hai cuộc đời em cũng chưa đủ trả cái nghĩa yêu và cái ơn tình mà anh đã dành cho đời em và cho thơ em”. Hai con chị đều định cư ở nước ngoài, vậy mà hai cháu nội chào đời, chị đều chờ cai sữa là đem về Việt Nam, tận tình nuôi dạy mỗi cháu năm năm trời rồi mới trao lại cho bố mẹ cháu. Chị muốn các cháu thông thạo tiếng mẹ đẻ và chữ Việt, hiểu biết về quê cha đất tổ, hiểu về văn hóa Việt Nam, để rồi như cây xanh vững cội bền gốc, các cháu của anh chị sẽ biết gắn bó với quê hương, trân trọng nâng niu những gì đã có và phấn đấu vì một ngày mai tươi sáng hơn. Điều này làm tôi rất cảm phục chị.
    Hiểu về cuộc đời của nhà thơ Lý Phương Liên, ta càng hiểu tại sao thơ của chị chân thực, đằm thắm, chan chứa một tình yêu vô hạn, với những người thân yêu, với quê hương đất nước. Tố chất của một nhà thơ bẩm sinh cùng niềm tin và nghị lực phi thường, vươn lên và vượt qua những khó khăn khốc liệt của cuộc sống thăng hoa trong mỗi vần thơ của chị. Trong thơ chị có nhịp sống của thời đại, có nhạc khúc của tình yêu, phơi phới niềm lạc quan, để mỗi người đọc những câu thơ, bài thơ như một lẽ tự nhiên cứ ngân nga trong lòng, như ánh mặt trời gọi những mầm xanh. Chính điều đó làm cho thơ chị sống mãi với thời gian và cũng vì vậy mà dẫu cuộc đời của chị đã từng phải chịu bao cay đắng, bao thăng trầm bể khổ, chị vẫn tin: “Đường ra biển có thể dài năm tháng/ Mất mát nhiều hơn gian khổ cũng nhiều hơn/ Nhưng một điều chắc chắn phi thường/Chúng tôi sẽ lên bờ vào một ngày nắng đẹp” – “Trò chuyện với Thúy Kiều”. Và hôm nay chúng ta vui mừng đón nhận “Ca bình minh” của nhà thơ Lý Phương Liên trong một ngày “nắng đẹp”.
    Trần Vân Hạc
    3.2013

    Theo nguon: Vanhac.org

    Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

    HẸN NGÀY VỀ



     
    HẸN NGÀY VỀ

    Nơi đây ngày nào đặt chân tới
    Bông tuyết vương mái tóc ngỡ ngàng
    Bụi phấn hoa phủ mờ kỷ niệm
    Nhành thông xanh gạt những ưu tư

    Tuyết vẫn rơi nối tiếp theo mùa
    Tóc đen dày thưa dần sương phủ
    Dòng thơ buồn thêm trang giấy nhỏ
    Vợi cô đơn bớt lạnh đêm dài

    Ký ức quê nhà sao sâu lắng
    Rau luộc canh me bữa trưa hè
    Hoa sữa tỏa hương khi thu đến
    Soi bóng mặt hồ những lứa đôi

    Ấp ủ trong tim màu mực tím
    Bạn bè thân thiết thủa xa xưa
    Ngây thơ trong trắng cùng chung lớp
    Vô tư rạng rỡ lúc vui đùa

    Hình bóng người yêu mối tình đầu
    Với bao kỷ niệm ơi! da diết
    Gửi gió cuốn đưa lòng khao khát
    Hẹn ngày về với cánh phượng xưa.

    Bùi Nguyêt
    (Chemnitz ,CHLB Đức)

    Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

    CÁNH PHƯỢNG XƯA



    Bài hát: CÁNH PHƯỢNG XƯA - Thơ Bùi Nguyệt- Nhạc Phan Văn Bích - Ca sỹ Thiện Thảo trinh bày - http://www.youtube.com/watch?v=8x2rlOPN1GY

    CÁNH PHƯỢNG XƯA

    Tiếng ve kêu cuốn đưa ngọn gió
    Thắm đỏ tình ai tuổi học trò
     

    Những bối rối cúi nhìn trang vở
    Gọi tên nhau đỏ mặt thẹn thùng

    Mộng ước tương lai đang chung ý
    Khép lại giữa trang cánh phượng hồng
    Xếp sách vở anh vào quân ngũ
    Em xa hàng phượng vỹ năm xưa

    Thời gian như những cánh thoi đưa
    Nhớ về anh buổi đầu xao xuyến
    Nhịp đập con tim thầm mách bảo
    Sánh vai cùng chắp những vần thơ

    Năm tháng dài thêm bao nỗi nhớ
    Gặp lại nhau tóc điểm sương rơi
    Như thủa nào màu hoa Phượng nở
    Ánh mắt trao nhau những ngượng ngùng

    Hồi tưởng mộng xưa chẳng thành đôi
    Cảm nhận ra lẽ sống ở đời
    Cuốn sách hay là điều phải trải
    Ép nhành hoa là mối tình đầu.

    Bùi Nguyệt 
    Chemnitz, CHLB Đức


    Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

    NHỚ HÀ NỘI



     Hà Nội đó là những kỷ niệm đẹp về tuổi thơ, tuổi học trò và tuổi trẻ của tôi.  Đã bao năm sống xa Hà Nội nhưng những ngày hè rộn rã tiếng ve kêu gọi hoa phượng nở. Những chiều thu se lạnh đượm nồng hoa sữa. Tháp Rùa giữa hồ Gươm xanh biếc cùng bưu điện Thành phố nơi mà những người ở gần, ở xa có dịp đến Hà Nội không thể không ghé thăm.
    Hà Nội nay đã và đang được xây dựng hiện đại hơn, rộng lớn hơn. Song những phố nhỏ, ngõ nhỏ đã khắc sâu vào tâm hồn làm nao lòng những người con xa xứ. Tôi đã gửi gắm tình cảm của mình vào bài thơ: "Nhớ Hà Nội."
      
    Nhớ Hà Nội

    NHỚ HÀ NỘI

    Chiếu rời đô Vua Lý truyền ban
     

    Dựng Thăng Long ngàn năm văn hiến 
    Nắng Ba Đình rợp cờ Hà Nội 
    Bản Tuyên ngôn lời Bác mãi vang
     
    Trao kiếm thần Vua Lê đuổi giặc
     

    Rùa vàng ngậm xanh biếc Hồ Gươm 
    Cầu Thê Húc tươi hoa phượng nở 
    Làn gió lay liễu rủ bên hồ
     
    Năm Cửa Ô cổng chào rộng mở
     

    Đoàn quân về giải phóng Thủ đô 
    Nước mắt rơi mừng ngày độc lập 
    Chợ Đồng Xuân tấp nập Hàng Đào 
     
    Nón chao nghiêng má hồng thắm đỏ
     

    Nép bên nhau đón nụ hôn nồng 
    Đường Cổ Ngư Tây hồ gió lộng
    Đào Nhật Tân gọi nắng xuân sang

     
    Hàng cây xanh soi bóng Thiền Quang
     

    Phố Nguyễn Du hoa sữa nồng nàn 
    Quyện mái tóc bay chiều thu lạnh 
    Ga Hàng cỏ lưu luyến dần xa...

    Vẫn còn đây ba sáu phố xưa

    Chẳng phai mờ từng ngõ, phố nhỏ
    Tóc xõa vai áo dài tha thướt

    Lắng đọng lòng ai nét mượt mà.

    Bùi Nguyệt
    Chemnitz ,CHLBĐức

    Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

    TÌNH THƠ



                                                                           TÌNH THƠ
    Anh đào khoe sắc rực hồng
    Líu lo chim hót, cành thông đệm đàn
    Âm thanh tràn ngập không gian
    Hân hoan tình bạn nồng nàn vần thơ

    Quý nhau anh hẹn em chờ
    Trau vần chuốt tứ cơn mơ phiêu bồng
    Tình người viễn xứ những mong
    Nhịp cầu thơ... sắc nắng hồng hồn quê

    Sáo diều vi vút triền đê
    Từ Chemnitz vẫn nhớ về Việt Nam
    Nhớ cha mẹ nhớ xóm làng
    Bao nhiêu nỗi nhớ... dăng ngang lưng trời
      
    Sống trên đất khách quê người
    Gom từng giọt nắng gửi lời thân thương
    Khói lam chiều tỏa mờ sương
    Ấm nồng hai tiếng quê hương đậm đà

    Bùi Nguyệt, CHLBĐức

    Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

    CƯỜI TÍ CHO VUI


    Xin cười tí cho vui (2) - Gửi từ Bảo Trì sg
    Xin cười tí cho vui (2) - Gửi từ Bảo Trì sg
    XIN CƯỜI TÍ CHO VUI
    1 Internet 2013 

    * 
    OSIN NHÀ ĐẠI GIA MUỐN TĂNG LƯƠNG

     
        Bà Chủ rất bực mình vì chuyện Con Sen nằng nặc đòi tăng lương nên hỏi vặn:
        - Tại sao mày nghĩ mày đáng được tăng lương?
        Con Sen:
        - Thưa bà có 3 lý do. Thứ nhất, tại vì con ủi đồ giỏi hơn bà.
        Bà Chủ:
        - Ai nói với mày thế?
        Con Sen:
        - Ông Chủ nói với con như vậy.
        Bà Chủ:
        - Gì nữa?
        Con Sen:
        - Thứ hai là con nấu ăn ngon hơn bà.
        Bà Chủ:
        - Ai dám nói là mày nấu ăn ngon hơn tao?
        Con Sen:
        - Cũng vẫn là ông nói.
        Bà Chủ:
        - Thật quá sức!
        Con Sen:
        - Thứ ba là con làm tình giỏi hơn bà.
        Bà chủ tức giận:
        - Lão chủ của mày thiệt gan trời rồi!
        - Bà bình tĩnh lại đi. Câu này thì không phải ông nói mà là anh tài xế nói đấy ạ.
        Bà Chủ thở phào:
        - Thôi được rồi, mày im miệng thì tao tăng cho gấp rưỡi.
        Con Sen:
        - Nhưng thưa bà ...
        Bà Chủ:
        - Ừ, gấp đôi vậy. Im ngay đi!
    ____________

    * *
    NĂNG KHIẾU

     
        Cô giáo hỏi một học sinh:
        - «Em học được ở đâu mà viết lắm lỗi chính tả thế này?».
        - Thưa cô, cái đó không thể học được vì đó là do năng khiếu ạ.

    _____________

    * * *
    CHUYỆN RIÊNG TƯ VỢ CHỒNG

     
        Thời bao cấp, hai vợ chồng vừa mới cưới nhau được phân căn hộ tập thể cấp 4, mỗi nhà cách nhau bởi bức tường mỏng dính.
        Một buổi, cả hai giao hẹn với nhau:
        - Em à, để bảo mật cho sự riêng tư của đôi ta, chúng mình nên quy ước. Nếu em muốn rủ anh... tắt đèn ngủ sớm thì gọi là «làm ăn», bữa nào anh hơi mệt thì anh sẽ trả lời «mất khả năng chi trả" .
        - Hay quá, thế hôm nào mệt thì em sẽ từ chối khéo là đang «lạm phát» nhé. Quên nữa, hàng tháng anh cần nhớ là em sẽ có vài ngày «khủng hoảng».
        - Nhớ rồi. Còn cái này nữa, anh nói ví dụ thôi nhé, là mai mốt nếu chẳng may tình nghĩa đôi ta có thế thôi thì xin cứ nói với nhau là muốn «từ chức», «miễn nhiệm», chứ đừng dùng từ «ly hôn» hay «ly dị», nghe buồn lắm!
        Được một thời gian, một đêm nọ, khi cả khu chung cư đang say giấc thì đôi vợ chồng này bỗng to tiếng kịch liệt với nhau:
        - Đã bảo giảm «lạm phát», qua thời «khủng hoảng» rồi, mà cứ rủ «làm ăn» thì ông mở miệng than «mất khả năng chi trả», là sao? Là sao? Giải trình ngay!
        - Bà thông cảm, đâu phải chỉ bà mới biết «làm ăn».
        - Á! Ra là ông có «đầu tư ngoài ngành»! Nói ngay, ông rải vốn những đâu, khai mau!
        - Thôi mà bà, thời buổi này có thằng nào không «đầu tư ngoài ngành» đâu, bởi càng được chiều chuộng thì vốn liếng càng dư dả, không kiếm chỗ rải nó... ức chế lắm!
        - Trời ơi là trời! Thế ông không thấy những thằng «đầu tư ngoài ngành» chỉ toàn lỗ lã hay sao? Còn ông, phen này tôi cho ông «miễn nhiệm» nhé!
        - Bà có gan thì cứ miễn! Thằng này thà chết chứ không «từ chức»!
    ____________________________

    ****
    NGỦ NHỜ NHÀ GÁI GÓA CHỒNG

     
    1

     
        Một chú to cao đẹp trai, nhỡ độ đường, xin tá túc qua đêm ở nhà một thiếu nữ trẻ.
        Chú nói:
        - Xin cô chủ đừng ngại, tôi là dân trí thức mà.
        Nói rồi anh ta lên giường ngủ một mạch, miệng không quên kéo bễ phì phò. Thiếu nữ cứ trằn trọc suốt đêm, phần vì chú kia ngáy to quá, phần vì ... phật ý.
        Buổi sáng hôm sau, khi đang ngồi rửa mặt ở bờ giếng thì đàn gà của cô gái vây xung quanh, chú trí thức thắc mắc:
        - Sao đàn gà của cô nhiều gà trống thế, còn gà mái chỉ có 1 con?
        - Gà trống đâu mà gà trống, toàn trí thức cả đấy! Thiếu nữ hậm hực đáp.
    _________________ 
     
    *****
    LÀM GÌ KHI CHẾT?
        Sau khi về hưu, cặp vợ chồng già suốt ngày quấn quýt bên nhau, hàn huyên tâm sự đủ thứ chuyện.
    Một hôm, người chồng hỏi, nếu ông chết trước thì người vợ sẽ làm gì. Bà vợ đáp:
        - Thì em sẽ tìm thuê chung một ngôi nhà với vài quả phụ hoặc phụ nữ độc thân khác ít tuổi hơn em cho khuây khoả nỗi buồn. Vì em khá trẻ so với tuổi, nên những phụ nữ đó phải ít tuổi hơn em thì mới hợp.
    Rồi bà hỏi lại:
        - Nhỡ em chết trước anh thì sao?
        - Anh cũng sẽ làm như thế!
                                                      Internet 2013 


    Gửi từ
    Bảo Trì sg


    theo nguon VANDANVIET.NET