Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

LỜI CHÚC ĐẦU NĂM






LỜI CHÚC ĐẦU NĂM

Nâng cốc chúc nhau rộn khoảng trời
Hồn quê điểm tựa chẳng chơi vơi
Vòng tay mở rộng thêm nồng đượm
Ánh mắt vươn xa mãi sáng ngời
Ấm áp tình người xua tuyết phủ
Vừng vàng ý chí vượt sương rơi
Hòa trong tiếng pháo mừng Năm mới
khúc hát lời thơ thắm cuộc đời!


Bùi Nguyệt

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

GIÁNG SINH AN LÀNH



Giáng Sinh xin chúc bạn gần xa
Năm Mới an khang đẹp cảnh nhà

Khúc nhạc lời thơ hòa quyện mãi
Cầu xuân nối nhịp nở muôn hoa!
Bùi Nguyệt, CHLB Đức

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Báo Quê Hương

 http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Nguoi-Viet-o-nuoc-ngoai/Tin-cong-dong/2013/11/4E24D41D/








Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt thân mật Đoàn Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài


Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp thân mật Đoàn đại biểu phụ nữ kiều bào về dự Hội nghị Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài (18-23/11) lần đầu tiên do Ủy ban Nhà nước về NVNONN, Bộ Ngoại giao phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức.


Chủ tịch nước trò chuyện thân mật cùng các đại biểu 

Cùng dự buổi tiếp có Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cảm ơn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dành thời gian gặp gỡ thân mật Đoàn. Thứ trưởng đã báo cáo Chủ tịch nước về nội dung và thành công của Hội nghị Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài. Thứ trưởng cũng bày tỏ mong muốn được nghe ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước để thời gian tới đây, những định hướng đã được phụ nữ kiều bào trao đổi, thảo luận với phụ nữ trong nước tại Hội nghị sẽ trở thành hiện thực để chúng ta có một cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn vững mạnh, đoàn kết thành một khối thống nhất, cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.
Trong không khí thân tình và cởi mở, các đại biểu đã chia sẻ những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng với đất nước, bày tỏ niềm xúc động được về thăm quê hương, tham dự Hội nghị Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài.
Các đại biểu nữ kiều bào cũng giới thiệu với Chủ tịch nước về các hoạt động của bà con kiều bào ở nước ngoài, nhất là các hoạt động của phụ nữ kiều bào. Thay mặt các chị em phụ nữ ở nước ngoài, các đại biểu hứa luôn là người “giữ lửa” trong gia đình, luôn giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng, giữ vai trò cầu nối duy trì sự gắn bó của thế hệ trẻ với quê hương, đất nước. Các đại biểu mong muốn Đảng, Nhà nước có những chính sách cụ thể hơn đối với kiều bào, đồng thời có sự kết nối thường xuyên và hỗ trợ cộng đồng ở nước ngoài giảng dạy tiếng Việt cho thế hệ trẻ.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (giữa), Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa gặp mặt thân mật Đoàn Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài



Bà Phan Bích Thiện phát biểu

Bà Phan Bích Thiện, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary đã cảm ơn Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài. Bà Thiện bày tỏ, đây là dịp để những người phụ nữ Việt Nam ở xa Tổ quốc được hội tụ cùng nhau, chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác hội đoàn phụ nữ ở nước ngoài và cùng giao lưu, kết nối với phụ nữ trong nước. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng đã tạo điều kiện để nữ doanh nhân và trí thức Việt Nam trong và ngoài nước chia sẻ kinh nghiệm và kết nối cơ hội hợp tác, kinh doanh. Điều này chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc và đánh giá cao của Đảng, Nhà nước về những đóng góp của phụ nữ kiều bào cho sự phát triển của đất nước nói chung và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng.
Bà Phạm Thanh Xuân, Trưởng ban Phụ nữ, trẻ em và gia đình, Hội người Việt Nam tại LB Nga chia sẻ: phần lớn các chị em phụ nữ người Việt tại LB Nga vẫn mang quốc tịch Việt Nam nên rất quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật Việt Nam tại LB Nga. Bà Xuân mong muốn trong tương lai, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sẽ thường xuyên tổ chức các đoàn công tác sang LB Nga để trao đổi, tập huấn, tổ chức các Hội thảo liên quan đến các chủ đề mà chị em quan tâm.


Bà Phạm Thanh Xuân phát biểu



Chị Hoàng Oanh bày tỏ xúc động khi được tham dự Hội nghị

Là một cô dâu Việt tại Đài Loan, chị Hoàng Oanh – nhân viên chính thức của Tổng cục Di dân Bộ Nội chính Đài Loan – bày tỏ xúc động khi được tham dự Hội nghị, được tham gia vào các Hội thảo chuyên đề, trong đó có sự quan tâm đến đời sống tinh thần của những người con xa quê hương. Qua đó, chị đã cảm nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài. Chị Oanh hiểu sâu sắc rằng, là người Việt Nam dù sống ở bất cứ nơi nào, đi bất cứ nơi đâu nhưng nếu có được sự đóng góp thiết thực cho gia đình, cho cộng đồng và cho quê hương, đất nước thì có được niềm hạnh phúc vô bờ. Chị mong rằng sự đóng góp đó luôn được quê hương ghi nhận và thấu hiểu.
Thay mặt Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng được gặp gỡ trò chuyện với các đại biểu nữ kiều bào từ khắp các châu lục. Chủ tịch nước khẳng định, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam, trong đó phụ nữ kiều bào có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ phát huy ngôn ngữ, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
Chủ tịch nước hoan nghênh và đánh giá cao sáng kiến tổ chức Hội nghị Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất. Chủ tịch nước nhấn mạnh: Hội nghị là một dấu mốc quan trọng, là hoạt động hết sức có ý nghĩa, tạo cơ hội cho phụ nữ Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm với phụ nữ trong nước. Và về dự Hội nghị cũng là dịp để các đại biểu hiểu hơn về tình hình đất nước, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, các đại biểu cần có sự liên kết không chỉ kết nối qua các tổ chức hội mà cần thu hút được nhiều hơn những kiều bào có tâm huyết đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chủ tịch nước đề nghị, qua Hội nghị này cần rút kinh nghiệm để tổ chức hội nghị thường niên nhằm phát huy tối đa tâm nguyện của kiều bào đối với đất nước. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là hai cơ quan đầu mối tập hợp những kiến nghị của các đại biểu, nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài nhằm tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng kiều bào ngày càng hướng về quê hương.
Kết thúc buổi gặp mặt, Chủ tịch nước chúc đoàn đại biểu nữ kiều bào dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc và nỗ lực là một thành tố quan trọng góp phần xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng vững mạnh, hướng về quê hương, cùng đồng bào trong nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Một số hình ảnh tại buổi gặp gỡ:







Chủ tịch nước tặng quà các đại biểu 



Các đại biểu về từ Áo tặng hoa Chủ tịch nước 



Chủ tịch nước chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu 

Phương Thuận

ĐI ĂN CƯỚI VỢ CŨ – LỜI BÌNH CỦA ĐỖ TRỌNG KHƠI & LỜI “NÓI LẠI” CỦA NHÀ THƠ BÙI HOÀNG TÁM

DamCuoi 

ĐI ĂN CƯỚI VỢ CŨ

Vợ cũ đi lấy chồng
Mời mình về ăn cưới

Mình bàn với vợ mới

Có đi không mình ơi!
Vợ mới cười rất tươi
“Chị mời thì nên đến

Hai đứa mình cùng đi

Để tỏ tình thân mến!”
Vợ cũ mặc rất đẹp
Nhìn thấy chạy đến chào

Chồng mới của vợ cũ

Ra tận nơi đón vào…
Ôi cuộc tình rổ rá
Mà cưới vui bất ngờ

Mọi người tranh nhau hát

Mình cũng lên đọc thơ
Trong làn khói lơ mơ
Mình ghé tai hỏi vợ

“Nếu cuộc tình này vỡ

Mình có mời anh không?”
(theo BLOG Dân trí)
BÙI HOÀNG TÁM

Lời bình của ĐỖ TRỌNG KHƠI:

Căn cứ qua tiểu sử tác giả và nếp sống văn hoá, tập quán, thái độ tình cảm con người trong gia đình truyền thống Việt Nam thì có thể khẳng định: bối cảnh không gian trong thơ “Đi ăn cưới vợ cũ” là hư cấu. Với tính mực thước, lễ độ con người ta khó chấp nhận một hoàn cảnh, không khí lễ cưới diễn ra như thế. Vậy vì sao bài thơ này lại chiếm được cảm tình của nhiều đọc giả ở các lứa tuổi, vị trí xã hội? (Kết quả theo Google là 8.430.000 lượt truy cập bài thơ này). Câu trả lời và qua đó sẽ phản ánh nên phần nào thái độ tiếp nhận lối sống mới của con người Việt Nam thời @ chăng?
Trong đời sống thuần phong mỹ tục của gia đình người Việt Nam thì lễ cưới là một trong những nghi thức được tổ chức long trọng bậc nhất. Tên nghi thức được đặt “Lễ rước dâu”. Chữ “rước” ở đây là cách xác định tính chất tôn nghiêm, ngang bậc với các nghi thức tôn nghiêm tôn giáo khác, như lễ rước kiệu thần thánh nơi đình chùa. Một đằng chỉ việc thờ phụng thánh thần, một đằng việc duy trì, thờ phụng dòng giống tổ tiên. Thơ văn xưa nay miêu tả về việc này thảy đều là các tác phẩm chữ nghĩa chuẩn mực, chân thực và trang trọng. Vậy mới cho hay, bài thơ “Đi ăn cưới vợ cũ” của nhà thơ Bùi Hoàng Tám là một tiếng nói mới mẻ, riêng biệt và nó có tính cách phản phong. Với một giọng thơ tưng tửng đùa chơi, giễu nhại, các nhân vật vợ, chồng mới, cũ đến với lễ cưới vui vẻ, cứ như trong lòng họ chưa hề chịu nỗi xót xa nào. Họ vốn là vợ chồng, nghĩa là cũng từng yêu thương, đầu gối tay ấp, rồi tan vỡ và hẳn không thể nói, lúc đối diện cảnh tan vỡ, phân ly cõi lòng không đau đớn. Vậy, vết thương lòng xưa đâu mà giờ đây chỉ thấy, với người vợ: “Vợ cũ mặc rất đẹp/ Trông thấy chạy đến chào…”, người chồng cũ: “Mọi người tranh nhau hát/ Mình cũng lên đọc thơ” Và đặc biệt, khổ kết bài sự tếu táo, giễu chơi đã được đẩy tới đỉnh, như lời dự báo: “Trong làn khói lơ mơ/ Mình ghé tai hỏi vợ/ Nếu cuộc tình này vỡ/ Mình có mời anh không?”. Thật chông chênh, tình vợ chồng như thế khác nào những cuộc tình sống thử khá phổ biến của lớp sinh viên ngày nay, nó cũng từa tựa cách chơi trò vợ chồng của trẻ con nơi chòm xóm hồi thơ ấu.
Như trên khẳng định, tác giả đã hư cấu một không gian, không khí buổi lễ cưới không có thật nhưng nó vẫn hiện diện sinh động như thật và bởi thế nó đã tìm được sự tương thích của đông đảo bạn đọc. Chính vì, qua thái độ tiếp nhận hoàn cảnh mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên vô tư của các nhân vật vợ, chồng cũ, mới kia đã chạm trúng vào niềm mong muốn được cởi bỏ những giàng buộc lễ giáo truyền thống cho một phong cách sống mới, với những chuẩn mực giá trị đã nhiều khác biệt của con người trẻ tuổi thời @.
Nếu hoạ hình ảnh biểu trưng cho một bộ phận không nhỏ con người và các gia đình Việt Nam ngày nay, có thể hình dung đó là một gương mặt đầy bất an, thiếu hình mẫu lý tưởng, thiếu cơ sở nền tảng cần cho sự bền vững nhưng nó lại đang hồ hởi được đánh chìm mình trong cơn thèm khát thoả mãn các nhu cầu sống cá thể và tính cá thể đã được đẩy tới mức khiến nó trở nên trơ lỳ, vô cảm trước các giá trị truyền thống, nó luôn trong tư thế hân hoan tận hưởng và tất nhiên, để trạng thái sống đó thành một bản năng, hay một dạng ý thức mạnh mẽ thì đồng thời nó đòi hỏi đối tác phải biết xoá dấu quá khứ. Mỗi bước chân là một lãng quên! Đấy chính là thái độ, tính cách phản phong, phản kháng lại giá trị tinh thần, đạo đức, phong tục hằng được xác lập đã bao thời.
Và đây cũng chính là nét bút hoạ thi ca đã phục dựng bức tranh “Đi ăn cưới vợ cũ” cho một thế hệ, thậm chí một thời đại đang tự “tiêu” mình trong canh bài kỹ trị, vật chất, dục tính bản năng, của nhà thơ Bùi Hoàng Tám.
1/12/2013

LỜI “NÓI LẠI” CỦA NHÀ THƠ BÙI HOÀNG TÁM

LI HÔN LÀ TIẾN BỘ KHỔNG LỒ CỦA NHÂN LOẠI!
Đỗ Trọng Khơi là một người bạn của mình ở Thái bình. Cách đây mấy hôm, Khơi có gửi cho mình bài này. Đã định nói lại với Khơi nhưng bận “cày cuốc” cho báo TẾT. Hôm nay thấy Khơi đăng trên trang Web bác Nguyễn Trọng Tạo, đành “nói lại cho rõ” với Khơi.
Dưới đây là đôi lời nói lại của Bùi Hoàng Tám.
Phải thừa nhận, đây là bài viết khá công phu, nghiêm túc và có chiều sâu của một người từng trải.
Tuy nhiên, cái sai cơ bản trong tư duy của Đỗ Trọng Khơi là ở chỗ như nhiều người cùng thế hệ, Khơi không (hoặc chưa) hiểu rằng LI HÔN là bước tiến khổng lồ của nhân loại trong cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ. Khi vì lý do gì đó không còn ở được với nhau thì LI HÔN chính là sự giải phóng cho nhau.
Lễ giáo phong kiến và giờ đây vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là những dân tộc theo đạo Hồi, phụ nữ bỏ chồng bị coi là tội tày đình, đáng “cạo đầu, bôi vôi”, thậm chí ném đá đến chết.
Đã có biết bao nhiêu phụ nữ phải cam chịu hết cả cuộc đời mình trong cái vòng kim cô tù đày đó.
Đã có biết bao số phận sống trong tủi hờn, nước mắt và cả máu…
Ở đây, Khơi chỉ mới nhìn LI HÔN bằng cái nhìn bi quan dưới cái bình phong “truyền thống”, chấp nhận cái gọi là “sự bền vững” bằng mọi giá, kể cả tù ngục.
Tóm lại như đã nói ở trên, Đỗ Trọng Khơi không (hoặc chưa) hiểu được rằng LI HÔN chính là bước tiến bộ khổng lồ trong cong cuộc giải phóng con người nói chung, đặc biệt là với phụ nữ nói riêng.
Về bút pháp, Đỗ Trọng Khơi cho rằng “Với một giọng thơ tưng tửng đùa chơi, giễu nhại, các nhân vật vợ, chồng mới, cũ đến với lễ cưới vui vẻ, cứ như trong lòng họ chưa hề chịu nỗi xót xa nào. Họ vốn là vợ chồng, nghĩa là cũng từng yêu thương, đầu gối tay ấp, rồi tan vỡ và hẳn không thể nói, lúc đối diện cảnh tan vỡ, phân ly cõi lòng không đau đớn”.
Có thể nói, Đỗ Trọng Khơi đã quá thật thà bởi văn chương, đến một tầm nào đó mới nói về sự đau đớn, xót xa bằng cái giọng “tưng tửng và diễu nhại”. Nói “tưng tửng và diễu nhại” nhưng đằng sau đó là sự xót xa…
Có một điều mà hình như Đỗ Trọng Khơi không nhận thấy, đó là lòng nhân ái và sự thể tất.
Trong cuộc li hôn, không ai không có lỗi. Khi cuộc tình đã tan vỡ, xin hãy gạt bỏ những tức tối, thậm chí hận thù mà hãy dành cho nhau niềm mong mỏi tốt đẹp.
21/12/2013
Theo nguon: bloc Nguyen trong Tao 

ĐEM HONG KỶ NIỆM NGÀY XƯA – Trần Vân Hạc


HCMT 

Trần Vân Hạc(Cảm nhận khi đọc bài thơ: “Phơi áo” của nhà thơ Nguyễn Hưng Hải)

PHƠI ÁO

Ướt đâu mà áo mang phơi
Phơi là phơi lại cái thời Trường Sơn
Phơi là phơi nỗi cô đơn
Bao năm ai mất ai còn ở đâu
Rừng xanh áo lính nhợt mầu
Phơi là để nhớ ngày sau còn tìm
Trường Sơn bảy nối, ba chìm
Phơi là phơi những cái nhìn dửng dưng
Ba lô cõng đến chồn lưng
Phơi là phơi nỗi căng chùng mưa rơi
Áo ôm lấy những cuộc đời
Đi vào lửa đạn vẫn cười như không
Nhìn ai phơi áo cho chồng
Lại thương đêm lạnh nỗi lòng Trường Sơn
Bây giờ ai tính thiệt, hơn
Ai còn phơi lại áo sờn chiều mưa
Phơi là để nhớ ngày xưa
Để không quên những giao thừa bom rung
Để còn thương nhớ sau lưng
Để mai còn biết thẹn thùng ở đâu
Để còn nhắc với muôn sau
Áo Trường Sơn dẫu bạc màu vẫn phơi.
Nguyễn Hưng Hải
(Rút trong tập: Chiều mưa hai đứa đợi tàu, NXB Quân đội Nhân dân, năm 2013)
Đôi lời của Trần Vân Hạc:
Chỉ một hình tượng nghệ thuật: “Phơi áo” nhưng đã đem lại cho người đọc biết bao cung bậc của cảm xúc, ấm lại những ký ức về một thời chiến tranh với bao hiểm nguy đau thương mất mát nhưng những chiến sĩ của chúng ta vẫn anh dũng, kiên cường, hy sinh vì đất nước vô cùng tự nguyện, vô tư, trong sáng và cao đẹp. Không những thế nắng ấm mặt trời còn làm ấm thêm nghĩa tình, lòng biết ơn và cả văn hóa ứng xử với những người lính trở về sau cuộc chiến.
“Ướt đâu mà áo mang phơi/ Phơi là phơi lại cái thời Trường Sơn/ Phơi là phơi nỗi cô đơn/ Bao năm ai mất ai còn ở đâu”. “Phơi áo” chỉ là cái cớ, hình tượng thơ gợi bao hoài niệm, nhớ khôn nguôi những kỷ niệm chiến trường năm xưa cùng bao đồng đội người còn, người mất, người có lẽ mãi không bao giờ tìm được thông tin hoặc hài cốt…. Chiến tranh vốn khốc liệt như thế đấy, bao người con ưu tú của Mẹ Việt Nam vĩnh viễn ra đi, bao nhiêu người trở về thầm lặng giữa đời thường, chưa nói bao nhiêu người còn mang trong mình di chứng của chiến tranh, những thiệt thòi không kể xiết. Bởi vậy “phơi áo” còn “để nhớ ngày sau còn tìm”, tìm lại những năm tháng đau thương và anh dũng của dân tộc, tìm lại chính mình, biết trân trọng những gì có được hôm nay, tri ân xương máu, công sức của bao người đã vì nước quên thân. Câu thơ: “Phơi là phơi những cái nhìn dửng dưng” như xoáy và lòng người, nhắc nhở những thế hệ kế tiếp phải có thái độ ứng xử đúng mức với công lao của những người vì đất Việt thân yêu này đã anh dũng ra trận, hy sinh không màng danh lợi “Áo ôm lấy những cuộc đời/ Đi vào lửa đạn vẫn cười như không”. Qua mỗi lần “phơi áo”, bài thơ lại ngân lên những hồi chuông vang vọng: “Phơi là để nhớ ngày xưa/ Để không quên những giao thừa bom rung/ Để còn thương nhớ sau lưng”. Đặc biệt “phơi” để: “Để mai còn biết thẹn thùng ở đâu/ Để còn nhắc với muôn sau/ Áo Trường Sơn dẫu bạc màu vẫn phơi”. Khi con người còn biết “thẹn” với lương tâm, biết “thẹn” với quá khứ oai hùng của dân tộc thì mới biết trân trọng, nâng niu những gì đã có và phấn đấu vì một ngày mai tươi sáng hơn, hòa bình, hạnh phúc, công bằng và bác ái. Mầu xanh áo lính ấy như một ẩn dụ cùng hình tượng “phơi áo” như nhịp cầu nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai. Áo Trường Sơn là “mầu áo chú bộ đội”, mầu áo của lính chiến, mầu áo của một thời đạn bom, một thời gian lao không thể nào quên của cả một dân tộc “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, một vật dụng tưởng như đơn sơ bình thường mà chứa đựng bao nhiêu tình đời và cũng nặng trĩu bao nhiêu tâm sự nhân thế, vì vậy mà “Phơi áo” trở thành một tứ thơ khá độc đáo. Câu thơ: “Nhìn ai phơi áo cho chồng, Lại thương đêm lạnh nỗi lòng Trường Sơn” khiến người đọc thấm thía, xa xót. Bao hy sinh chịu đựng đâu phải chỉ của người lính mà là của cả những người phụ nữ một thời chờ đợi… Chiếc áo như một lời nhắc nhở, một nhân chứng của lịch sử hào hùng và đau thương, ai nỡ nào quên cho dù cuộc sống hôm nay có hối hả đến đâu thì chiếc áo dù cũ cũng cho ta cái giật mình rất nhân văn!
Bài thơ lục bát khá nhuần nhụy trong vần điệu, nhịp nhạc cùng những hình tượng nghệ thuật chuyên chở bao điều lớn lao về nhân tình thế thái, khơi dậy trong lòng mỗi người bao hoài niệm, trăn trở và lương tri nhưng nên chăng nhà thơ cô đọng hơn, tinh luyện hơn nữa để mỗi người đọc cũng được “hít thở”, được sống cùng quá khứ hào hùng và bi tráng của dân tộc và tự soi mình, có thể bài thơ sẽ đạt được những hiệu quả thẩm mỹ hơn chăng.
Hà Nội 12. 2013
Theo nguon Vanhac.org

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Thơ Xướng - Họa

                                                         Ảnh Minh Hải, CHLB Đức
Bài xướng

 
LỜI TRĂNG !
(Mượn trăng của anh Minh Hải nhá )

Trăng quầng muốn nhắn nhủ gì đây ?
Sáng bạc trời đêm giữa chốn này
Có phải ngày vui vừa gặp mặt....
Hay là năm cũ sắp chia tay ?
Thời gian mỗi phút càng vơi đọng
Kỷ niệm ngàn Thu mãi chất đầy
Mừng dịp NOEL cùng thoả nhé
Ghi vào ký ức nhạc tình say !!!

Lê Hoài Phương
Berlin 17-12-13
Tứ Thập Lục Phương

------------
Bài họa

TRĂNG ĐÁP
Rất vui hội ngộ ở nơi đây
Trăng muốn sẻ chia ánh sáng này
Với bạn tâm giao tìm nét ngọc
Cùng người tri kỷ mở vòng tay
Thời gian đắp đổi cho dù khuyết
Quy luật vần xoay vẫn cứ đầy
Ngày Chúa giáng sinh đang kế cận
Rượu mừng Năm mới thỏa lòng say.
Bùi Nguyệt, Chemnitz
----------
ĐÊM TRĂNG CẦU NGUYỆN

Trăng vàng lặng lẽ trả về đây
Mảnh tuyết sầu đan ngõ mộng này
Lá xõa bên đường tơi ngập nẻo
Hoa cười giữa phố lạnh tràn tay
Mùa thơ uống nửa chung tình cạn
Cõi ảo vờn nguyên ngấn lệ đầy
Trải giọng kinh cầu tan lễ Chúa
Đêm tàn rượu tiễn khách còn say.
Dĩ Lang

VÁ LẠI VẦNG TRĂNG





VÁ LẠI VẦNG TRĂNG

“ Xé toạc vầng trăng cho thấu tình đời”*
Câu thơ của bạn mà em được tặng
Em mải miết tìm nơi đất khách
Lên thác xuống ghềnh trong vất vả đắng cay

Tuyệt vời thay cho đến hôm nay
Nơi quê Mẹ em trở về có được
Những tháng ngày ngập tràn hạnh phúc
Nắng hanh hao tô lại má em hồng

Ôi! Tình đời!
Tình đời vẫn tuyệt vời Anh nhỉ?
Ta vá lại gần nửa phần thế kỷ
Khoảng trống tâm hồn – khoảng trống không nhau

Đi tìm nhau vòng quanh nửa địa cầu
Để vá lại mối tình son trẻ 

Để vá lại - Những tháng ngày buồn tẻ
Cho vần thơ lấp lánh ánh trăng tròn. 

Hà Nội những ngày cuối thu 2013
Bùi Nguyệt CHLB Đức

MUA GIANG SINH 2013


17.12.2013 11:42
Theo nguon: NguoiViet.de
Berlin lung linh mùa Giáng Sinh 2013. Ảnh: Thế Sáng

Năm nay Berlin „ấm“ hơn mọi năm, nhiệt độ giữa tháng 12 vẫn trên O độ C. Đây là thời thời điểm thích hợp cho các địa phương từ nông thôn đến thị thành tổ chúc lễ hội Noel (Weihnachten).


Sau khi cải tạo, khu vực phía tây Berlin được trang trí hoành tráng hơn

Trên phố „Dưới dặng cây sồi“ đèn được khoác khắp thân cành.

Hình ảnh ông già tuyết vui vẻ chúc mùa Giáng Sinh an lành và một năm mới hạnh phúc

Tùy từng thời điểm trong tuần, nhưng có lúc hàng trăm xe máy do ông già Noel điều kiểm diễu phố tại nơi đây.

Quả chuông được kết bằng hàng ngàn bóng đèn li ti, đây là quả chuông được đánh gía vào loại to nhất thế giới.

Các thiếu nữ thả hồn vào không khí Noel.

Năm nay cây thông ở cổng thành Brandenburg cũng lung linh hơn xưa…

Cùng hòa nhập với không khí Noel, cộng đồng người Việt cũng kinh doanh các mặt hàng phục vụ Giáng Sinh

Hình ảnh khổng lồ trên phố

Hàng phục vụ Noel tạị cửa hàng bán lẻ do người Việt làm chủ (giá 1 đèn là 15 €)

Trên phố thuộc quận Pankow

Ở Đức hầu hết các của hàng buôn bán lẻ phải đóng của trong ngày chủ nhật, tuy nhiên trong dịp Noel người ta được phép
mở 1 Chủ nhật trong dịp này thông thường từ 13 giờ đến 18 giờ.

Ở Đức rất coi trọng ngày Noel, (ngày lễ to nhất trong năm) vì vậy đây cũng là dịp người dân đi mua sắm đồ, đây cũng là dịp doanh thu cao nhất trong năm.

Không khí Hội tại trung tâm Sony

Những hình ảnh trang trí được thay đổi màu sắc và kiểu dáng

Berlin có 2 trung tâm (một nơi gọi là giữ Berlin, một nơi gọi là trung tâm Berlin) đây là hình ảnh trung tâm Berlin

Người ta tổ chúc vui chơi miễn phí

Ở khu vực hòa nhạc Berlin được trang trí theo trường phái cổ điển
   

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Một góc thu – một góc nhớ về Hà Nội trong thơ Bùi Nguyệt



Một góc thu – một góc nhớ về Hà Nội trong thơ Bùi Nguyệt
      
       Trong  bốn mùa, hình như mùa Thu đem đến cho con người nhiều bâng khuâng, nhiều nỗi niềm, nhiều trăn trở… nhất là những người sống và làm việc xa nhà, xa quê, xa đất nước lâu ngày. Tôi chợt nghĩ thế sau khi đọc hai tập thơ của Bùi Nguyệt: “Bến xa và Hồn núi”. Đọc vội, cảm vội vì mãi sáng hôm qua 27/8, mới nhận được hai tập thơ chị gửi tặng.
          Mùa Thu trong thơ Bùi Nguyệt là mùa của cảm thức nhớ nhung, xa cách, cũng là mùa của người trải lòng cho ngày về:
          - “Ôi - da diết ngày dài thu lạnh
          Đếm lá rơi tính đến ngày về...”
                                 (Nhớ ngày về)
Vâng, người tha hương nào chẳng vậy. Dù có đi tận chân trời góc biển thì lòng vẫn luôn canh cánh nghĩ tới ngày về, cho ngày về. Về nơi hoa sữa tỏa hương Thu, nơi cành bàng nhuộm lá đỏ trước những dãy phố cổ rêu phong. Ấy là nơi ắp đầy kỷ niệm:
 - “Hà Nội ơi! Những chiều lộng gió
Nắng thu về nhuộm cây bàng lá đỏ          
         Thoáng đưa hương hoa sữa tỏa bên hồ
          Lớp rêu phong phố cổ bao đời
                                 (Hà Nội ơi – Hồn núi)
Nơi ấy có mặt hồ Thu in dấu thời xanh trẻ từng có cuộc tiễn đưa:
          - “Hàng cây xanh soi bóng Thiền Quang
          Phố Nguyễn Du hoa sữa nồng nàn 
          Quyện mái tóc bay chiều thu lạnh
          Tiếng còi tàu, lưu luyến vào Nam
                                   (Nhớ Hà Nội – Bến xa)
Ở bài “Hương cốm”, nhà thơ không hề nhắc tới hai từ  mùa Thu, nhưng đọc hai câu thơ sau đây chúng ta vẫn nhận ra đó là đắc trưng một mùa Thu Hà Nội:
          - “Vẳng tiếng rao “Ai cốm” đầu mùa/
           Gánh hàng nhỏ vai gày mẹ bước”.
Đó là mùa trăm nhớ nghìn thương của người đi xa, ở xa nhớ về Hà Nội.
  
                                                    Ảnh Võ Thi Nhung       
Mấy năm gần đây, mỗi tháng một lần tôi thường đi tắt qua ngõ An Trạch, phố Đoàn Thị Điểm, phường Quốc Tử Giám, quận Đông Đa. Đi sinh hoạt nhóm Bích Câu Thơ bên phố Cát Linh. Hào Nam, An Trạch xưa kia là hai làng cổ của Hà Nội. Giờ hai làng này không còn mang tên đơn vị làng như xưa nữa nhưng mỗi khi qua đây tôi vẫn có cảm giác như đi giữa một ngôi làng, giữa ngoằn ngoèo những ngõ, những vòng cua các con ngõ, xe phải luồn lách mà đi trong dấu tích ngồi làng cổ An Trạch và Hào Nam. Ngôi nhà của Bùi Nguyệt chính là đất làng An Trạch xưa đó. Mỗi lần trở về “Mái nhà xưa” chị nâng mình nhờ làn gió thu chắp cánh:
- “Lang thang ở nơi miền đất khách
Gió thu nâng chắp cánh em về…”
Rồi hằng đêm trong thao thiết nhớ nhung, cả trong giấc ngủ chị cũng mơ trở về nhà mình, ngõ nhỏ ấy vào một ngày thu:
          - “Trong giấc mơ đêm trắng vào thu
          Trong giá lạnh hoang tàn trống trải…”
Về với thành phố thân thương của mình bằng nhịp đập của trái tim hàng ngày trăn trở:
          - “Hoa sữa tỏa hương khi thu đến
          Soi bóng mặt hồ những lứa đôi”
                               (Hẹn ngày về) – Bến xa)
Về với:
          - “ Chiếc lá cuối thu ngời trong nắng
          Trong không gian nơi ấy lặng im”
                            (Hát ru – Hồn núi)
Về với:
- “Liễu vờn gỡ tóc mãi không nguôi
Lam chiều vương vấn hòa sương khói”
                                Ngày về - Bến xa)
Về lại nơi:
          - “Lá me rơi mái tóc vấn vương
          Làn môi run chưa một lần trao gửi”
                             (Thuở ấy- Bến xa)
Mùa Thu Hà Nội là thế, luôn đau đáu trong tâm tưởng những ngày xa… Mai em về:          
          - “Để má em hồng lại dưới chiều Thu ”./.

                                                                   Hoàng Xuân Họa

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

ĐỐI THOẠI - vanhocquenha



Nhà thơ, nhà văn người Việt Nam đang định cư ở Đức canh cánh trong lòng tình yêu quê hương đất nước
"Thơ là món ăn, điểm tựa tinh thần của tôi"
(Toquoc)- Dù sống ở đâu, ở quốc gia nào thì thơ văn vẫn là nguồn động viên tinh thần không thể thay thế cho những người Việt xa quê. Trong một lần trở về Việt Nam, tác giả Bùi Nguyệt hiện sống và làm việc tại thành phố Chemnitz, CHLB Đức tâm sự về ý nghĩa của thơ trong cuộc sống hàng ngày



PV. Là một người Việt sống ở nước ngoài mà vẫn đau đáu về nước, thường xuyên sáng tác và mới đây là giới thiệu hai tập thơ “Hồn núi” và “Bến xa” dạt dào tình cảm với quê hương, đất nước, nếu chia sẻ với độc giả về quá trình đến với thơ, chị sẽ nói gì?
Bùi Nguyệt: Nói theo lý luận văn học thì: Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực. Hiện thực ấy đi qua lăng kính của nhà văn, được các nhà văn nhào nặn, khắc họa bằng ngôn ngữ nghệ thuật, trở thành sản phẩm tinh thần. Vâng! Quy trình làm thơ của tôi cũng không ngoài quy luật ấy.
Cuộc sống ở nước ngoài từ 25 năm nay đã dạy tôi nhiều bài học về thế giới quan, nhân sinh quan. Tôi đã thực sự hiểu được cái khao khát tình quê hương, cái trăn trở, những nội tâm của những người Việt đang sống ở nước ngoài. Từ đó hai tập thơ "Hồn núi" và " Bến xa" đã ra đời.
PV. 25 năm sống ở nước ngoài và tới nay, thơ ca giúp đỡ gì chị trong cuộc sống và trong công việc hàng ngày? Theo chị, để có được những vần thơ hay, người làm thơ cần có những yếu tố gì?
Bùi Nguyệt: Thơ là món ăn, điểm tựa tinh thần của tôi. Như nhà thơ Phùng Quán có câu:
..."Những lúc ngã lòng tôi vịn câu thơ mà đứng dậy..."
Thơ làm tăng niềm yêu thương, khát vọng vươn tới CHÂN - THIỆN - MỸ trong tư duy, trong hành động. Để có được những vần thơ hay người làm thơ cần nắm chắc về Thi pháp, về những biện pháp tu từ... và tất nhiên phải yêu thương thật sự, buồn vui thật sự, có nghĩa là con tim phải rung động thật sự trước hiện thực khách quan cuộc sống 
PV. Là hội viên Hội VHNT Việt tại thành phố Chemnitz, CHLB Đức, chị thấy tình hình hoạt động văn học nghệ thuật hiện nay của văn sĩ Việt Nam tại nước bạn ra sao? Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, họ gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong sáng tác?
Bùi Nguyệt: Tôi chỉ xin nói riêng về những nhà thơ, nhà văn người Việt Nam đang định cư ở Đức: Ai cũng canh cánh trong lòng tình yêu quê hương đất nước, ai cũng tự hào mình là con Lạc cháu Hồng. Ai cũng muốn viết về quê hương đất nước của mình, viết về những điều tốt đẹp, ca ngợi những nhân tố tích cực trong xã hội, đồng thời cũng góp phần hạn chế những điều tiêu cực. Có thể nói những người cầm bút chúng tôi rất tự hào và luôn gìn giữ bản sắc dân tộc Việt. Mọi hoạt động văn học nghệ thuật đều nhằm mục đích đó.
PV. Hiện ở thành phố Chemnitz, CHLB Đức đã có tác phẩm văn học Việt Nam nào tới được tay độc giả yêu văn học Việt Nam?
Bùi Nguyệt: Tôi nghĩ rằng tất cả những tác phẩm đã được đăng tải trên các báo mạng và được in ấn có mặt trên nước Đức đều đến được với các độc giả người Việt đang định cư ở đây. Và cũng có nhiều tác phẩm đã được dịch sang tiếng Đức và đã được các độc giả người Đức đón nhận. Như một số tác phẩm; "Truyện Kiều" của Nguyễn Du; "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, "Đất lửa" của Nguyễn Quang Sáng .v.v...
PV. Để thúc đẩy giao lưu văn học giữa hai nước Đức với Việt Nam, chị sẽ làm gì?
Bùi Nguyệt: Văn học là cầu nối văn hóa các nước. Để thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa hai nước, trước hết là tại vùng tôi đang sống thì tôi và các bạn tôi đã và đang truyền bá văn hóa Việt Nam nói chung và những tác phẩm văn học nói riêng trên nước Đức, tổ chức những buổi giao lưu, gặp gỡ…
Đức Anh thực hiện
Theo nguon: vanhocquenha

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

CAFE CHIỀU ĐÔNG



CAFE CHIỀU ĐÔNG
Thân tặng Bùi Nguyệt

Từng giọt
Từng giọt
Cafe rơi vào tĩnh lặng
Hồ Thuyền Quang gợn  sóng
Mắt lá buồn se sắt giữa chiều đông
Quán đông người nhưng một ghế trống không
Không ai nỡ chen vào kỷ niệm
Gió đầu mùa trút lá vàng xao xuyến
Như con thuyền chở ký ức xa xôi
Từng giọt
Từng giọt cafe rơi
Như khơi dậy những nỗi buồn hoang hoải
Ơi vị đắng sao nghe lòng tê tái
Gió rùng mình rồi khe khẽ  bay đi
Cafe ơi! Cafe.
Anh đối diện với một miền trống vắng
Nuôi hy vọng đến một ngày nắng ấm
Cafe thơm ngan ngát một nụ cười

Hà Nội 6.12.2014
Thi Thi

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Anh chup Hoi nghi PNVN Tai Phu Chu Tich

Chu tich Truong Tan Sang tang ky niem chuong cho Bui Nguyet

Doan PNVN Tai CHLB Duc 

Phu Chu Tich ngay 20/ 11/ 2013

Doan dai bieu PNVN o 28 nuoc tren the gioi chup anh tai Phu Chu Tich




Tham luận của bà Bùi Nguyệt (Chemnitz, CHLB Đức) tại Hội nghị Phụ nữ người Việt Nam ở nước ngoài


Trang chính
Trang chủ






03.12.2013 07:09

Tham luận của bà Bùi Nguyệt (Chemnitz, CHLB Đức) tại Hội nghị Phụ nữ người Việt Nam ở nước ngoài
25.11.2013 22:55
(NguoiViet.de) Nhà thơ cộng đồng Bùi Nguyệt, cây bút nữ quen thuộc của Báo NguoiViet.de đã tham gia đoàn phụ nữ Việt Nam tại CHLB Đức về dự Hội nghị Phụ nữ người Việt Nam ở nước ngoài, vừa được tổ chức tại Hà Nội từ 18-23.11.2013. Sau đây là bài tham luận đã được chị Bùi Nguyệt đọc tại hội nghị nói trên.

Tác giả Bùi Nguyệt (bìa trái) cùng chị em phụ nữ Việt Nam tại Đức tham dự Hội nghị Phụ nữ người Việt Nam ở nước ngoài tại Hà Nội từ 18-23.11.2013.
Tác giả Bùi Nguyệt (bìa trái) cùng chị em phụ nữ Việt Nam tại Đức tham dự Hội nghị Phụ nữ người Việt Nam ở nước ngoài tại Hà Nội từ 18-23.11.2013.

PHỤ NỮ VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
GIỮ GÌN & PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TÔC

 
Dù ở bất cứ nơi đâu trên năm châu, bốn biển, người Việt Nam chúng ta khi xa xứ, luôn tạo ra một không gian riêng cho mình, trong cái không gian chung của nước sở tại. Nói theo cách nói của Nhà văn Nguyễn Đình Thi thì đó là “Khoảng trời xanh” của cộng đồng người Việt.
Vâng! “Khoảng trời xanh” ở đây chính là  bản sắc văn hóa Việt Nam, mãi mãi trường tồn trong trái tim những người con  xa xứ. Đó là lời ăn tiếng nói, là phong tục tập quán, là trang phục, là nếp sống mang truyền thống quê hương. Nổi bật nhất là phụ nữ chúng ta vẫn áo dài thướt tha trong những ngày lễ hội và nét đẹp “ Công dung  ngôn hạnh” vẫn được bảo tồn.
Bản sắc Việt, văn hóa Việt, ẩm thực Việt  hiện hữu ngay trong những bữa cơm hàng ngày trong mỗi gia đình, trong các nhà hàng ẩm thực Việt Nam trên nước bạn mà trong đó vai trò của người phụ nữ cực kỳ quan trọng.
Đất nước Việt Nam đang trên đà đổi mới, hội nhập, thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới. Càng ngày, số người đi học, đi lao động ở nước ngoài càng đông và đã hình thành những cộng đồng người Việt trên nước bạn. Việt kiều về thăm quê hương, về đầu tư vào Việt Nam cũng dễ dàng và số lượng đang tăng dần. Điều đáng mừng là quan hệ giữa Việt Nam với các nước ngày càng phát triển. Việt kiều ở nước ngoài ngày càng được các nước sở tại coi trọng.
Theo tinh thần “Hòa nhập chứ không hòa tan”, bản sắc dân tộc, văn hóa Việt  Nam càng cần phải được giữ gìn và phát triển. Đó là tình yêu Tổ quốc, là trách nhiệm, là niềm tự hào của mỗi công dân Việt Nam nói chung và những người con xa xứ chúng tôi nói riêng.
Để thích nghi với cuộc sống nơi quê người, đất khách,  tiếng nói của nước nơi mình trú ngụ, đối với chúng tôi, cũng rất cần thiết. Tuy nhiên, là con Hồng cháu Lạc, chúng tôi - ai cũng nuôi dưỡng trong mình tình yêu Tổ quốc thiết tha. Cho nên, bằng mọi cách, các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài đều cố gắng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trước hết là giữ gìn ngôn ngữ của mình. Chúng tôi ý thức được rằng “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chính là góp phần bảo tồn văn hóa Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi đã sử dụng tiếng Việt thường xuyên trong từng gia đình và khi  giao tiếp với cộng đồng.
Hàng năm, trong những buổi giao lưu thơ ca, trong những đêm liên hoan văn nghệ  kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, đại sứ quán cùng các hội đoàn tổ chức cho bà con cộng đồng họp mặt, phát phần thưởng cho các cháu học sinh có thành tích trong học tập, rồi cùng múa cho nhau xem, hát cho nhau nghe những làn điều dân ca mượt mà êm ái, những ca khúc hào hùng đi cùng năm tháng và những bản tình ca đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Những bài thơ ấy, bài ca ấy đã nâng cao lòng tự hào dân tộc và thắt chặt tình đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau như lời ông cha khuyên nhủ.
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
Đối với các nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư trong cộng đồng người Việt ở CHLB Đức đều dùng tiếng Việt để viết nên tác phẩm của mình. Những tác phẩm ấy dù ở nhiều cấp độ, tầng bậc khác nhau, nhưng đều có nét chung là đậm đà bản sắc  dân tộc.
Các đại biểu dự Hội nghị phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài chụp ảnh lưu niệm 

Các đại biểu dự Hội nghị phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài chụp ảnh lưu niệm

Những người phụ nữ Việt Nam sống xa đất nước như chúng tôi, ngoài vai trò giữ lửa trong mỗi gia đình còn phải giáo dục con cháu mình lòng yêu quê hương, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt . Đã có nhiều thành phố tổ chức các lớp dạy tiếng Việt cho các cháu  thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba... để dòng chảy văn hóa Việt Nam mãi mãi trường tồn trong trái tim những người con  xa xứ. Chúng tôi rất cảm ơn các phương tiện thông tin đại chúng, phát thanh, truyền hình, báo viết, báo mạng … đã giúp chúng tôi gần gũi với quê hương hơn. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho những thế hệ tương lai ở nước ngoài là rất quan trọng và cần thiết. Chúng tôi mong nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn nữa từ đất nước, chẳng hạn như: mời về nước dự trại hè hàng năm cho các cháu có thành tích xuất sắc trong học tập, có những cuộc giao lưu  cho chị em ở quy mô khu vực và châu lục v.v...
Tôi xin được kết thúc ở đây bằng bài thơ tặng chị em
CHÚC CHỊ EM MÌNH
Trời Âu trắng tuyết lại mờ sương
Chúc chị em mình chẳng nhạt hương
Vẫn rạng nụ cười tươi vẻ đẹp
Cứ êm lời nói đượm tình thương
Đảm đang tháo vát trong công việc
Năng động tự tin chốn học đường
Hạnh phúc tình yêu luôn thắm mãi
Dịu dàng duyên dáng nét Đông phương.
Bùi Nguyệt, CHLB Đức
--------------