Theo nguon: VanHac.org
NĂM NGỌ TẢN MẠN VỀ NGỰA
Trong 12 con giáp, ngựa là con vật gần gũi, thân thiết và giúp ích cho
con người nhiều nhất, không những thế ngựa còn là nguồn cảm hứng sáng
tác cho các nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ, điêu khắc… Song ngựa xuất
hiện nhiều nhất trong tục ngữ, ca dao trong suốt cuộc hành trình 4.000
năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nhiều khi ngựa trở thành một
ẩn dụ để nói về con người và cuộc sống.
Nói về ngựa trước hết người ta chú ý về dáng vóc thanh nhã và oai phong. Ngựa toàn thân có mầu trắng gọi là ngựa bạch, trắng chen một ít đen gọi là ngựạ kim, đen tuyền gọi là ngựa ô, đen pha chút đỏ gọi là ngựa khứu, đen pha đỏ nhiều hơn gọi là ngựa hởi, đen pha đỏ tươi là ngựa vang, đen pha đỏ đậm là ngựa hồng, trắng đen pha chút đỏ là ngựa đạm, tím đỏ pha đen là ngựa tía, trắng sọc đen là ngựa vằn… Đặc biệt những con ngựa có chân cao, cổ dài, ngực thon, mũi khô, mắt sâu và sáng, tai và bốn gối có xoáy – (Tứ mục trung đồng), đích thị là thiên lý mã. Còn những con ngựa bạch mồm đỏ, mũi đỏ, đúng chính ngọ đứng im không nhúc nhích và có đôi mắt màu trắng như mây, chung quanh con ngươi có một vành màu đồng lửa, khi mặt trời đứng bóng mắt như bị lòa nhưng trong đêm tối đôi mắt bắt ánh sáng đèn đỏ như đốm lửa, vào giờ chính tuất nếu dùng đèn soi vào mắt đồng sẽ chuyển từ hình tròn sang hình chữ nhật có dạng nằm ngang, bốn chân đều có móng sừng màu cước ánh bạc, mỗi bước đi cứ ngời lên trong nắng là vô cùng quí hiếm, vạn con có một.
Thuở xưa ngựa là một phương tiện đắc lực trong giao thông và chinh chiến. Trong tâm thức người dân đất Việt không bao giờ phai mờ hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc Ân rồi bay về trời không màng vụ lợi và câu thơ bất hủ của Vua Trần Nhân Tông: “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá. Non sông nghìn thuở vững âu vàng”. Để chuẩn bị lực lượng chống giặc, để rèn luyện quân binh, người xưa thường nói “chiêu binh mãi mã”. Còn khi khắc họa hùng tâm tráng khí của người ra trận dân gian lại dùng hình ảnh vô cùng đắc địa, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng mà trong Chinh phụ ngâm cũng có câu không kém phần khí khái “Chí làm trai dặm nghìn da ngựa/ Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”.
Còn trong dân gian, ngựa xuất hiện vô cùng sinh động từ bài đồng dao: “Nhong nhong ngựa ông đã về, cắt cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn…”, cho đến trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao: Ngựa cũng rất có tình với chủ, với bầy: “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” nhưng cũng nói lên tình đoàn kết gắn bó giữa những người cùng một nhóm hay cộng đồng có chung tình cảm hay lợi ích. Ngựa cũng rất nhanh thuộc đường:“Ngựa quen đường cũ” nhưng cũng ám chỉ những thói hư, tật xấu khó bỏ. Rồi cái tính hấp tấp, chưa có kinh nghiệm đường đời đã vội vã để rồi không thành công:“Ngựa non háu đá”,” Và chỉ sự công thành danh toại, xa hoa phú quí: “Lên xe xuống ngựa” … Thật là muôn hình muôn vẻ, nói về ngựa nhưng chính là nói về người với những hoàn cảnh, cá tính và trạng thái tâm lý khác nhau. Rồi: “Ngựa hay chẳng quản đường dài. Nước kiệu mới biết tài trai anh hùng”, qua các kiểu đi của ngựa: “nước kiệu” (đi chậm), “nước trung” (đi vừa), “nước đại” (phi nhanh)… Nó sẽ bộc lộ những mặt mạnh hay yếu của con ngựa. Con người cũng vậy, qua giao thiệp những mặt ưu và khuyết sẽ hiện ra rõ hơn. “Ngựa hay lắm tật”, muốn nói những người có tài thường có những tật xấu, đồng nghĩa với “lắm tài nhiều tật”. “Thẳng ruột ngựa”, để nói người thẳng thắn, không úp mở. Để chỉ sự nguy hiểm, tục ngữ có câu: “Hàm chó vó ngựa”, hoặc “Mó dái ngựa”. chỉ sự ganh đua lố bịch lại có câu “ngựa lồng, cóc cũng lồng”. Khi chỉ kẻ xấu lại có câu: “đầu trâu mặt ngựa”. Khi chỉ sự thay đổi trắng đen của lòng người khó dò, ta thường nói “ngựa hươu thay đổi”. Chỉ sự khổ cực: “Làm thân trâu ngựa”, “Ngựa dập voi giày”. Ngựa nhanh nhẹn hơn nhiều loài động vật khác nên được ví với tốc độ: “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” – một lời đã nói ra, bốn ngựa phi theo không kịp). “Đường dài hay sức ngựa”, qua thời gian, người ta có thể đolường được những phẩm chất ta một người nào đó. Từ ý nghĩa thực đặc tính của ngựa những nghẹ sĩ dân gian đã sử dụng như một biện pháp nghệ thuật tượng trưng ước lệ để người nghe người nghe nắm bắt lấy cái phần thông tin chủ yếu đầy ẩn ý thâm thúy và sâu sắc đàng sau mỗi câu, mỗi hình ảnh nghệ thuật. Còn rất nhiều những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về ngựa, mượn hình ảnh và đặc tính của ngựa để nói về con người một cách dung dị và sâu sắc.
Năm Giáp Ngọ đã đến, chúng ta tin sẽ là con “Thiên lý mã” và hy vọng đất nước ta sẽ có bước phát triển mạnh mẽ với tinh thần và sức mạnh của Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa sắt vượt qua bất cứ một trở lực nào để giành lấy chiến thắng.
Nói về ngựa trước hết người ta chú ý về dáng vóc thanh nhã và oai phong. Ngựa toàn thân có mầu trắng gọi là ngựa bạch, trắng chen một ít đen gọi là ngựạ kim, đen tuyền gọi là ngựa ô, đen pha chút đỏ gọi là ngựa khứu, đen pha đỏ nhiều hơn gọi là ngựa hởi, đen pha đỏ tươi là ngựa vang, đen pha đỏ đậm là ngựa hồng, trắng đen pha chút đỏ là ngựa đạm, tím đỏ pha đen là ngựa tía, trắng sọc đen là ngựa vằn… Đặc biệt những con ngựa có chân cao, cổ dài, ngực thon, mũi khô, mắt sâu và sáng, tai và bốn gối có xoáy – (Tứ mục trung đồng), đích thị là thiên lý mã. Còn những con ngựa bạch mồm đỏ, mũi đỏ, đúng chính ngọ đứng im không nhúc nhích và có đôi mắt màu trắng như mây, chung quanh con ngươi có một vành màu đồng lửa, khi mặt trời đứng bóng mắt như bị lòa nhưng trong đêm tối đôi mắt bắt ánh sáng đèn đỏ như đốm lửa, vào giờ chính tuất nếu dùng đèn soi vào mắt đồng sẽ chuyển từ hình tròn sang hình chữ nhật có dạng nằm ngang, bốn chân đều có móng sừng màu cước ánh bạc, mỗi bước đi cứ ngời lên trong nắng là vô cùng quí hiếm, vạn con có một.
Thuở xưa ngựa là một phương tiện đắc lực trong giao thông và chinh chiến. Trong tâm thức người dân đất Việt không bao giờ phai mờ hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc Ân rồi bay về trời không màng vụ lợi và câu thơ bất hủ của Vua Trần Nhân Tông: “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá. Non sông nghìn thuở vững âu vàng”. Để chuẩn bị lực lượng chống giặc, để rèn luyện quân binh, người xưa thường nói “chiêu binh mãi mã”. Còn khi khắc họa hùng tâm tráng khí của người ra trận dân gian lại dùng hình ảnh vô cùng đắc địa, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng mà trong Chinh phụ ngâm cũng có câu không kém phần khí khái “Chí làm trai dặm nghìn da ngựa/ Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”.
Còn trong dân gian, ngựa xuất hiện vô cùng sinh động từ bài đồng dao: “Nhong nhong ngựa ông đã về, cắt cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn…”, cho đến trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao: Ngựa cũng rất có tình với chủ, với bầy: “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” nhưng cũng nói lên tình đoàn kết gắn bó giữa những người cùng một nhóm hay cộng đồng có chung tình cảm hay lợi ích. Ngựa cũng rất nhanh thuộc đường:“Ngựa quen đường cũ” nhưng cũng ám chỉ những thói hư, tật xấu khó bỏ. Rồi cái tính hấp tấp, chưa có kinh nghiệm đường đời đã vội vã để rồi không thành công:“Ngựa non háu đá”,” Và chỉ sự công thành danh toại, xa hoa phú quí: “Lên xe xuống ngựa” … Thật là muôn hình muôn vẻ, nói về ngựa nhưng chính là nói về người với những hoàn cảnh, cá tính và trạng thái tâm lý khác nhau. Rồi: “Ngựa hay chẳng quản đường dài. Nước kiệu mới biết tài trai anh hùng”, qua các kiểu đi của ngựa: “nước kiệu” (đi chậm), “nước trung” (đi vừa), “nước đại” (phi nhanh)… Nó sẽ bộc lộ những mặt mạnh hay yếu của con ngựa. Con người cũng vậy, qua giao thiệp những mặt ưu và khuyết sẽ hiện ra rõ hơn. “Ngựa hay lắm tật”, muốn nói những người có tài thường có những tật xấu, đồng nghĩa với “lắm tài nhiều tật”. “Thẳng ruột ngựa”, để nói người thẳng thắn, không úp mở. Để chỉ sự nguy hiểm, tục ngữ có câu: “Hàm chó vó ngựa”, hoặc “Mó dái ngựa”. chỉ sự ganh đua lố bịch lại có câu “ngựa lồng, cóc cũng lồng”. Khi chỉ kẻ xấu lại có câu: “đầu trâu mặt ngựa”. Khi chỉ sự thay đổi trắng đen của lòng người khó dò, ta thường nói “ngựa hươu thay đổi”. Chỉ sự khổ cực: “Làm thân trâu ngựa”, “Ngựa dập voi giày”. Ngựa nhanh nhẹn hơn nhiều loài động vật khác nên được ví với tốc độ: “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” – một lời đã nói ra, bốn ngựa phi theo không kịp). “Đường dài hay sức ngựa”, qua thời gian, người ta có thể đolường được những phẩm chất ta một người nào đó. Từ ý nghĩa thực đặc tính của ngựa những nghẹ sĩ dân gian đã sử dụng như một biện pháp nghệ thuật tượng trưng ước lệ để người nghe người nghe nắm bắt lấy cái phần thông tin chủ yếu đầy ẩn ý thâm thúy và sâu sắc đàng sau mỗi câu, mỗi hình ảnh nghệ thuật. Còn rất nhiều những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về ngựa, mượn hình ảnh và đặc tính của ngựa để nói về con người một cách dung dị và sâu sắc.
Năm Giáp Ngọ đã đến, chúng ta tin sẽ là con “Thiên lý mã” và hy vọng đất nước ta sẽ có bước phát triển mạnh mẽ với tinh thần và sức mạnh của Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa sắt vượt qua bất cứ một trở lực nào để giành lấy chiến thắng.
Xuân Giáp Ngọ 2014
Trần Vân Hạc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét