VẸN ĐẦY
Mừng Xuân Ất Dậu
Chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp 95 tuổi
Đại trí đại nhân thật vẹn đầy !
Tướng tài kiệt xuất hiếm xưa nay
Võ công hiển hách lừng-vang dội…
Nguyên là Nhà Giáo đất Rồng Bay
!
Giáp cốt dường như từ Thiên tạo ?
Người cây Đại thụ vút trời mây ?
Anh minh trung nghĩa lòng bác ái
Cả nước ghi ân đức cao dầy !
Của báu địa linh Phong Nha động
Quân tướng tình thâm: Sáng danh
Thầy !
Đội ngũ kiên cường theo chân Bác
Ta nguyện chấn hưng nước non
này!
Nguyễn Thái Bình
(Lê Thanh - Mỹ Đức – Hà
Nội)
Báo QĐND-Ngày18/3/2005
-------------
VẸN ĐẦY – BÀI THƠ KHÁ THÚ VỊ
Hoàng Tấn Đạt
Từ bức trướng mừng thọ Đại tướng VÕ
NGUYÊN GIÁP tròn 95 tuổi, ở
xuân Ất Dậu, bài thơ “Vẹn đầy” trên đây của tác giả Nguyễn Thái Bình đã
bay ra ngoài đời, nằm trên các mặt báo từ Trung ương đến địa phương và đi vào
lòng người ở khắp mọi nơi trên Tổ quốc.
Sự thu hút của bài thơ nằm sâu dưới những ngôn từ cổ kính trang
trọng như những nét chạm khắc tinh tế, vừa cụ thể, vừa trìu tượng về chân dung
một vị Đại tướng đáng kính, đáng yêu của Việt nam, lấp lánh trên Bảng vàng
Danh nhân thế giới.
Xem bài thơ, tôi có cảm giác như đang chiêm ngưỡng một bức hoành
phi tuyệt mỹ thời xưa
Ngay cái tựa đề “Vẹn đầy’ bài thơ đã khái quát chính
xác nhân cách của Đại tướng. Người đọc tha hồ liên tưởng tới công đức của ông
qua những chiến công gắn với non sông, đất nước
Thiết nghĩ, nhà thơ hoàn toàn có lí đặt cái thi đề như thế và hạ
tiếp những câu sau
Đại trí đại nhân thật vẹn đầy
Tướng tài kiệt xuất hiếm xưa
nay
Có lẽ ở thế giới bên kia, khi đọc những dòng này, Bác Hồ cũng gật
gù đồng ý và thừa nhận bậc Đại trí- Đại nhân - Đại dũng.
“Đại trí, đại nhân, đại dũng” là tiêu chí chuẩn mực
của những bậc vĩ nhân kinh bang tế thế. Đại tướng của chúng ta rất xứng đáng
với 6 chữ vàng ấy. Điều đó ai cũng thấy và thừa nhận
Võ
công hiển hách lừng vang dội
Câu thơ có 7 tiếng mà 4 tiếng là thanh trắc 3
tiếng thanh bằng có 3 từ tượng thanh “lừng, vang, dội” đứng liên tiếp, đọc lên
nghe như những đợt pháo gầm thuở xưa dưới lòng chảo Điện Biên: ba bề bốn bên
vang lên dội xuống!. Điều đó đã được nhân dân cả nước reo lên cùng nhà thơ Tố
Hữu
Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên
Giáp
Sét đánh ngày đêm xuống đầu
giặc Pháp
Và kết quả những tiếng sét ấy là:
Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử
vàng
Từ đó 8 tiếng: “Việt Nam – Hồ Chí Minh – Võ Nguyên Giáp” lừng vang trên toàn thế giới. Đó là
niêm phấn khởi tự hào của con Lạc cháu Hồng.
Từ đáy lòng mình nhà thơ
Nguyễn Thái Bình tôn vinh Đại tướng như một thánh nhân được kết tinh theo quan
niệm địa linh sinh nhân kiệt từ nguyên khí quốc gia:
Của báu địa linh Phong Nha
động
Động Phong Nha là một trong những danh lam thắng
cảnh nổi tiếng của nước ta nằm trên đất Quảng Bình nơi sinh ra Đại tướng.
Đó cũng là một trong số địa linh của đất nước. Từ dòng liên tưởng ấy, tác giả
đã tự hỏi lòng mình:
Giáp cốt dường như từ thiên
tạo
Người cây đại thụ vút trời
mây
Thông thường “cây đại thụ” là
hình ảnh tượng trưng cho các bậc gìa làng, trưởng bản, những người tài cao đức
trọng trong một phạm vi, lĩnh vực nào đấy. Từ cái logic ấy, ở đây Đại tướng cũng
là “cây đại thụ” nhưng tầm vóc thì vô lượng vô biên qua hình ảnh “vút
trời mây”. Phải chăng, tác giả muốn nói rằng trong “Cái làng quân đội”
không ai sánh nổi vì ông là kết tinh của nguyên khí quốc gia từ quê hương có
Động Phong Nha –theo quan niệm địa linh sinh nhân kiệt :
Của báu địa linh Phong Nha
động
Từ một hình ảnh lớn lao kỳ vĩ trong môt không gian rộng “Cây đại
thụ vút trời mây”, tác giả khéo sắp xếp bằng nghệ thuật khoán thủ để thu vào
một không gian hẹp trong một gia đình với
cái tên “Người anh cả” bởi vì “Quân tướng tình thâm”.
Thật thú vị khi đọc từ trên xuống dưới các tiếng đứng đầu 12 dòng
thơ đã tạo thành một câu tròn vẹn cả ý lẫn lời: “Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
người anh cả của quân đội ta” thì
ra đây cũng là những nét trạm khắc tinh vi tuyệt mỹ về chân dung Đại tướng.
Tôi nghĩ rằng gọi ông như thế vừa gần gũi giản dị lại đậm đà bản
sắc dân tộc và làm nổi bật một khối tình vĩ đại trong mái nhà quân đội Việt Nam.
Khối tình ấy ví như một trái tim hồng hòa cùng nhip đập với nhân dân Tổ quốc.
Và chính khối tình vĩ đại ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch “Nhiệm vụ nào cũng
hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” bởi đã và
đang “kiên cường theo chân Bác” Trung với Đảng, hiếu với dân và chắc chắn sẽ
góp phần “chấn hưng nước non này”.
Cám ơn nhà thơ Nguyễn Thái Bình mang tâm huyết của mình khắc họa
bức chân dung Đại tướng cho chúng ta chiêm ngưỡng và nâng cao lòng tự hào dân
tộc.
Nay, Đại tướng của chúng ta đã đi xa về cõi vĩnh hằng. Xin thắp nén tâm nhang bái
vọng hương linh ông và cầu mong ngài được siêu sinh tịnh độ!
Theo nguồn: Đônthuqueme
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét