http://nguoiviet.de/tho/Hoi-tu-Tho-Viet-o-Duc-DOI-LOI-TAM-SU-cua-Bui-Nguyet-35592.html
-----------------
ĐÔI LỜI TÂM SỰ̣ - Bùi Nguyệt.
(Bài phát biểu: Gặp mặt các tác giả và người yêu thơ ở Đức )
Kính thưa: Các anh chị và các bạn!
-----------------
ĐÔI LỜI TÂM SỰ̣ - Bùi Nguyệt.
(Bài phát biểu: Gặp mặt các tác giả và người yêu thơ ở Đức )
Kính thưa: Các anh chị và các bạn!
Trước đây, trên các trang mạng như Báo NguoiViet.de, Bao Nhipcầu.de ...
và trong tập "Thơ Việt ở Đức" đa số chúng ta “ Văn kỳ thanh bất kiến kỳ
hình”. Chỉ biết tên tác giả qua những bài thơ đã được đăng tải. Hôm
nay, được tay bắt mặt mừng với từng thi huynh, thi hữu, các anh, các
chị, các bạn tôi rất vui và tin tưởng sẽ mãi mãi
Hồn quê tỏa sáng trang thơ Việt
Cảm xúc dâng trào bút thi nhân
Thưa các anh chị và các bạn:
Nói theo lý luận văn học thì: "Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực. Hiện thực ấy đi qua lăng kính của nhà văn, được các nhà văn nhào nặn, khắc họa bằng ngôn ngữ nghệ thuật, trở thành sản phẩm tinh thần". Vâng! Tôi nghĩ rằng: quy trình làm thơ của các nhà thơ cũng không ngoài quy luật ấy.
Cuộc sống ở nước ngoài mấy chục năm qua đã dạy tôi nhiều bài học về thế giới quan, nhân sinh quan. Tôi đã hiểu được phần nào sự khao khát tình quê hương, sự trăn trở, nội tâm của những người Việt Nam đang sống ở nước ngoài
Tục ngữ có câu:
Có rách áo mới thương người áo rách
Có đói cơm mới thương kẻ lạnh lòng.
Ở xứ người, chúng ta không rách áo, không đói cơm, nhưng quả thật là đói tình. Đó là tình đại gia đình, tình quê hương, đất nước. Chúng ta thèm nghe từ tiếng gà gáy sáng đến tiếng gọi nhau của chòm xóm, láng giềng, tiếng rao ngày đêm của những người buôn thúng bán bưng, khao khát mọi âm thanh, hình ảnh của quê hương, đất nước.
Từ những nỗi nhớ thương da diết ấy mà dậy sóng trong lòng và trái tim cất tiếng, những tiếng ấy người ta vẫn gọi là thơ.Thơ đã trở thành người bạn đồng hành, tri âm tri kỷ của tôi.
Như nhà thơ Phùng Quán có câu:"...Những lúc ngã lòng tôi vịn câu thơ mà đứng dậy..."
Quả vậy, thơ là điểm tựa, là động lực đã góp phần giúp tôi trụ vững ở nơi đây. Thơ bước ra trong nỗi khao khát, nhớ thương, nỗi vất vả trong cuộc sống mưu sinh nơi viễn xứ, trong cảnh:
...Ngày thì bạn với nắng mưa
Đêm tâm sự ánh trăng lùa qua song ...
Những vần thơ ấy đã được kết nối, truyền tải trong thời đại nối mạng toàn cầu. Hơi thở của cả hai châu lục Á – Âu rất xa mà cũng rất gần nhau trên những lần giao lưu trực tuyến.
Hy vọng những đứa con tinh thần của chúng ta được sự đồng cảm và sẻ chia của nhau, của cộng đồng, dù chỉ là những đồng cảm man mác bàng bạc trong cơn bão thông tin đa chiều của thời đại ngày nay
Tôi xin gửi tới các anh chị và các bạn bài thơ:
SÁNG MÃI HỒN QUÊ
Hạ đã nhạt rồi nắng lãng du
Văn chương thắp lửa xóa sương mù
Cho khung trời lạnh tràn hơi ấm
Để trái tim hồng quyện sắc Thu
Bay bổng cánh thơ giàu cảm xúc
Lắng sâu thi tứ đẹp ngôn từ
Tinh hoa Việt ngữ hồn quê mẹ
Xao xuyến trong lòng những tiếng ru.
Xin cảm ơn sự lắng nghe của các anh chị và các bạn.
Chúc các anh chị và các bạn khỏe, vui, thành công trong mọi lĩnh vực.
Chemnitz 02.10.2016
Bùi Nguyệt.
Hồn quê tỏa sáng trang thơ Việt
Cảm xúc dâng trào bút thi nhân
Thưa các anh chị và các bạn:
Nói theo lý luận văn học thì: "Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực. Hiện thực ấy đi qua lăng kính của nhà văn, được các nhà văn nhào nặn, khắc họa bằng ngôn ngữ nghệ thuật, trở thành sản phẩm tinh thần". Vâng! Tôi nghĩ rằng: quy trình làm thơ của các nhà thơ cũng không ngoài quy luật ấy.
Cuộc sống ở nước ngoài mấy chục năm qua đã dạy tôi nhiều bài học về thế giới quan, nhân sinh quan. Tôi đã hiểu được phần nào sự khao khát tình quê hương, sự trăn trở, nội tâm của những người Việt Nam đang sống ở nước ngoài
Tục ngữ có câu:
Có rách áo mới thương người áo rách
Có đói cơm mới thương kẻ lạnh lòng.
Ở xứ người, chúng ta không rách áo, không đói cơm, nhưng quả thật là đói tình. Đó là tình đại gia đình, tình quê hương, đất nước. Chúng ta thèm nghe từ tiếng gà gáy sáng đến tiếng gọi nhau của chòm xóm, láng giềng, tiếng rao ngày đêm của những người buôn thúng bán bưng, khao khát mọi âm thanh, hình ảnh của quê hương, đất nước.
Từ những nỗi nhớ thương da diết ấy mà dậy sóng trong lòng và trái tim cất tiếng, những tiếng ấy người ta vẫn gọi là thơ.Thơ đã trở thành người bạn đồng hành, tri âm tri kỷ của tôi.
Như nhà thơ Phùng Quán có câu:"...Những lúc ngã lòng tôi vịn câu thơ mà đứng dậy..."
Quả vậy, thơ là điểm tựa, là động lực đã góp phần giúp tôi trụ vững ở nơi đây. Thơ bước ra trong nỗi khao khát, nhớ thương, nỗi vất vả trong cuộc sống mưu sinh nơi viễn xứ, trong cảnh:
...Ngày thì bạn với nắng mưa
Đêm tâm sự ánh trăng lùa qua song ...
Những vần thơ ấy đã được kết nối, truyền tải trong thời đại nối mạng toàn cầu. Hơi thở của cả hai châu lục Á – Âu rất xa mà cũng rất gần nhau trên những lần giao lưu trực tuyến.
Hy vọng những đứa con tinh thần của chúng ta được sự đồng cảm và sẻ chia của nhau, của cộng đồng, dù chỉ là những đồng cảm man mác bàng bạc trong cơn bão thông tin đa chiều của thời đại ngày nay
Tôi xin gửi tới các anh chị và các bạn bài thơ:
SÁNG MÃI HỒN QUÊ
Hạ đã nhạt rồi nắng lãng du
Văn chương thắp lửa xóa sương mù
Cho khung trời lạnh tràn hơi ấm
Để trái tim hồng quyện sắc Thu
Bay bổng cánh thơ giàu cảm xúc
Lắng sâu thi tứ đẹp ngôn từ
Tinh hoa Việt ngữ hồn quê mẹ
Xao xuyến trong lòng những tiếng ru.
Xin cảm ơn sự lắng nghe của các anh chị và các bạn.
Chúc các anh chị và các bạn khỏe, vui, thành công trong mọi lĩnh vực.
Chemnitz 02.10.2016
Bùi Nguyệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét