Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

ÁNH NHÂN VĂN CỦA “TRĂNG TRÊN TUYẾT”




ÁNH NHÂN VĂN CỦA “TRĂNG TRÊN TUYẾT”

“Trăng trên tuyết” là tập thơ- văn khá phong phú về thể loại :
- Về văn: Có bút ký, tùy bút và tiểu luận
- Về thơ: có đủ các thể loại: lục bát, song thất lục bát, tự do và thơ Đường luật.
Trong khuôn khổ bài viết này,i chỉ xin có đôi điều cảm nhận về thơ.
Thơ Đường luật - một thể thơ được mệnh danh là thơ cung đình, thơ bác học của tầng lớp quý tộc phong kiến ngày xưa, đã tồn tại hơn một ngàn năm, bất chấp sự thăng trầm của non sông theo dòng lịch sử. Ngày nay, thể thơ này đang được chấn hưng sau
một thời gian bị lắng xuống t phong trào Thơ mới. Thật đáng phấn khởi, tự hào, góp phần trong việc chấn hưng này có bàn tay, khối óc của nhà thơ Bùi Nguyệt.
Thơ Đường luật của chị cũng dung dị, êm đềm như các thể thơ khác, không cầu kì lòe loẹt, không gượng ép ngôn từ nhưng rất chỉnh chu về luật, vần, niêm, đối, đặc biệt là cách chỉnh đối trong các cặp thực, luận và cách sử dụng các từ láy linh hoạt, tự
nhiên:
Lung linh sóng gợn rung cành rủ
Tha thướt liễu vờn gỡ tóc bay
( Thu Hồ Gươm)
Chênh chao đứng ngắm vầng trăng khuyết
Khao khát nghe ru những giấc nồng
( Thăng hoa)
Phong cách thơ Bùi Nguyệt đã được định hình khá rõ nét. Thơ lục bát thì mượt mà đằm thắm, trong sáng về ngôn ngữ, sử dụng tiểu đối khéo léo nên giàu nhạc điệu:
Sáng tâm hồn đẹp văn chương
Hồn quê chắp cánh tình thương sóng trào
Sao khuya gợi nhớ đêm nào
Nhịp nhàng cánh võng ngọt ngào mẹ ru
(Đường đời)
Về nội dung, khi đọc xong tập thơ này, chúng ta dễ dàng nhận thấy mỗi bài là một khúc nhạc lòng của người con xa xứ cất lên từ nỗi nhớ, niềm thương quê hương, đất nước, gia đình, chòm xóm, bạn bè. Xin hãy nghe lời bộc bạch chân tình của chị
qua bài thơ “Tình viễn xứ”:
Từ độ rời quê đến đất Tây
Nỗi niềm ai thấu ở nơi đây
Xứ người vời vợi từng đêm vắng
Hà Nội nhớ về ứa giọt cay …
Cảm động thay- niềm thương ấy, nỗi nhớ này cứ vời vợi, mênh mông, cùng, vô tận như ánh trăng hàng đêm lan tỏa xuống quê nhà.
Từ chân trời xa, phương Tây, từng ngày hướng về phương Đông ngóng trông mặt trời mọc, chị lại nhớ Hà Nội – Trái tim của Tổ quốc thân yêu
Hồ Gươm mặt nước soi kim cổ
Hà Nội nhớ về mỗi sớm mai.
( Nhớ Hà Nội)
Nhớ Nội nhớ đến Hồ Gươm, nhớ Hồ Gươm nhớ về lịch sử hào hùng chống ngoại xâm của cha ông xuyên suốt chiều dài lịch sử, bởi vì:
Hồ Gươm chứng kiến bao huyền thoại
Níu bước người đi nhớ chốn này
( Thu Hồ Gươm)
thể nói, Nội trung tâm của nỗi nhớ trong trái tim Bùi Nguyệt, chị nhớ từ những điều lớn lao kỳ đến những điều dung dị bình thường,,từ ba sáu phố phường đến từng con ngõ nhỏ:
Hà Nội ơi! Ba sáu phố xưa
In đậm trong ta từng con ngõ nhỏ
Cốm Làng Vòng lan theo làn gió
Hương vị quê nhà như phảng phất đâu đây…
Cảnh Hồ Tây cũng đi vào trong cả những giấc chiêm bao:
Sóng Tây Hồ cuộn những chiều lộng gió
Cứ chập chờn vỗ vào giấc chiêm bao
Thì ra- Bùi Nguyệt nhớ Hà Nội cả khi thức, khi mơ.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, tâm hồn của nhà thơ luôn ấp ủ Thủ đô Hà Nội.
Ô! Thu về lòng em thêm nôn nao
Ướp Hà Nội nồng nàn trong đáy mắt
Cảnh vật, con người của quê hương xứ sở nguồn cảm hứng cho thơ Bùi Nguyệt, là ánh lửa hồng xua giá lạnh đêm đông:
Đêm buồn nõi nhớ trải mênh mông
Cảnh vật hồn quê mãi ấm nồng.
Với Chị, Hà Nội lúc nào cũng hiên ra trước mắt cả ký ức và hiện tại. Hà Nội
có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa nào thì cảnh đó, cảnh nào cũng gợi nhớ,
khêu buồn
Qua “Trăng trên tuyết”, ta hiểu rõ tấm lòng, tình cảm, ý chí, nghị lực của phụ nữ Việt Nam nơi viễn xứ nói chung, của nhà thơ Bùi Nguyệt nói riêng như những “bông hoa xuyên tuyết” bất chấp mọi khắc nghiệt của ngoại cảnh vẫn bật dậy, vươn lên mạnh mẽ và dâng hiến cho đời những tác phẩm văn chương ấm
áp tình quê hương, lấp lánh ánh nhân văn rất đáng được nâng niu, trân quý.
Hoàng Tấn Đạt
-----------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét