Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

NGAY NAY NAM XUA - BÀI PHAT BIỂU RA MĂT TÂP THƠ - Bùi Nguyệt.




BÀI PHAT BIỂU RA MĂT TÂP THƠ - Bùi Nguyệt.
Kính thưa: các Quý đại biểu, các thi huynh, thi hữu !
Nói theo lý luận văn học thì: Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực. Hiện thực ấy đi qua lăng kính của nhà văn, được nhà văn nhào nặn, khăc họa bằng ngôn ngữ nghệ thuật, trở thành sản phẩm tinh thần. Vâng! Quy trình làm thơ của tôi cũng không ngoài quy luật ấy.
Từ hiện thực cuộc sống, mà tôi đã ra đời 2 tác phẩm thơ “Hồn núi” và “ Bến xa”.
Có thể nói, các bài thơ trong “Hồn núi” là những dòng nhật ký, là bưc tranh hiện thực cuộc sống, bức tranh tâm trạng mà tôi đã trải nghiệm. Hồn núi đã tái hiện gần như trọn vẹn một đoạn đời đầy mồ hôi và nước mắt của tôi nói riêng và của cả nhiều bạn tôi trong cuộc đời tha hương noi chung như nhà giao Nguyễn Thế Tuyền nhận xét “cuộc sống của những người Việt ở xứ này. Cuộc sống của họ có hai mảng, một mảng đương đầu với công việc hàng ngày, vất vả đơn điệu mà vẫn không cảm thấy với được nền văn minh treo quá cao. Còn mặt kia là nỗi nhớ quê hương, nhớ những tháng năm ấu thơ, nhớ khi còn cắp sách đến trường, nhớ những mối tình tuổi học trò, nhớ đêm giao thừa, nhớ tất cả. Chủ đề này bao trùm phần lớn những bài thơ tác giả đã viết”
Hồn núi ra đời trong những chuyến đi tham quan, ở DRESDEN, MARIENGERGR. Bài thơ “ Lạc bước cung mê” là kết quả của chuyến tham quan bức ảnh 3D ở DRESDEN. Bài”Lãng đãng thu” và “Hồn núi” là kết quả của chuyến tham quan MARIENGERGR . Tôi rất tâm đắc vói nhận xét của anh Nguyễn Thế Tuyền như sau: “Người ta thường nói: Vô tri vô cảm như những phiến đá! Nhà thơ Bùi Nguyệt không cho là thế mà cảm được cái hồn của núi đá. Nó im lìm chỉ vì không biết nói tiếng người. Những khối đá kia được hình thành từ hàng tỉ năm trước, có thể từ những vũng bùn rồi cứng rắn dần theo năm tháng. Nó chứng kiến tất cả mọi sự kiện xảy ra trên trái đất này, chẳng những thời khủng long, thời kỳ băng hà, rồi chiến tranh tàn ác, mà nó còn chứng kiến cả cuộc sống của những người Việt ở xứ này”.
Nhìn những cây khẳng khiu bám cheo leo trên núi, tôi liên tưởng tới nghị lực sống của những người viễn xứ chúng ta trên quê hương xứ tuyết, nên tôi đã viết:
Núi mỉm cười hé lòng khoảng trống
Để cây xanh bám rễ chắc lung chừng
Làm bạn đời với đá ở nơi đây
Tồn tại nên diệu kỳ sức sốngThưa các anh, các chị:
Tục ngữ có câu:
Có rách áo mới thương người áo rách
Có đói cơm mới thương kẻ lạnh lòng
Ở xứ người, chúng tôi không rách áo, không đói cơm nhưng quả thật là đói tình. Đó là tình gia đình , tình quê hương đất nước. Chúng tôi thém nghe từ tiếng gà gáy sáng đến tiếng gọi nhau của chòm xóm láng giềng, tiếng rao ngày đêm của những người buôn thúng bán bưng, khao khát mọi âm thanh,hình ảnh của quê hương đất nước. Từ những nối nhớ thương da diết ấy mà dậy sóng trong lòng và trái tim cất tiếng, những tiếng ấy người ta vẫn gọi là thơ. Thơ đã trở thành người bạn đồng hành, tri âm tri kỷ của chúng tôi.
Sau “ Hồn núi” là tập “Bến xa”, Bến xa bước ra trong thời tạm gọi là thái lai khi đã qua rồi bĩ cực.
Hai đứa con tinh thần này của tôi hôm nay ra được ra mắt các anh các chị và mang theo hơi thở cùa cả hai châu lục Á –Âu, chắc chắn chưa hoàn hảo
Nhân đây, tôi xin chân thành cám ơn Nha giao Nguyễn Thế Tuyền, Nha giao Nha tho Hoàng Tấn Đạt, Nha tho Đỗ Hàn và các thi huynh, thi hữu đã có những đóng góp quý báu với 2 tập thơ “Hồn núi” và “Bến xa” của tôi! .
Xin kính chúc các anh, các chi vui tươi, hạnh phúc!
Bùi Nguyệt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét