Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

ẤM ÁP ĐÊM THƠ TRÊN XỨ TUYẾT


                                                                 Ảnh: Thế Sáng - Berlin

ẤM ÁP ĐÊM THƠ TRÊN XỨ TUYẾT
 Tối thứ bảy ngày 23.02.2013, tại nhà hàng Linh Chi Quán, trong Trung tâm Thương mại Đồng Xuân ở Berlin, đại diện nhiều Hội đoàn và đông đảo bà con người Việt Nam từ nhiều nơi trên nước Đức đã đến tham dự một đêm Thơ Xuân  vô cùng ấm cúng và vui vẻ, do Câu Lạc Bộ Thơ Berlin tổ chức. 
Ban Tổ chức Đêm thơ Nguyên Tiêu lần này có sáng kiến mở cuộc thi thơ trên toàn nước Đức với chủ đề "Mùa Xuân và Quê Hương"  Được phát động từ tháng 12/2012 cho đến 09.02.2013. Đã có 80 bài thơ của 37 tác giả người Việt sinh sống ở CHLB Đức gửi tới tham dự, và có 10 bài thơ của 5 tác giả từ trong nước gửi sang, cũng như có sự đồng hành của 3 tờ báo mạng  lớn là NguoiViet.de, Tạp chí Hương Việt và ThoiBao.de.
 Ban Giám khảo gồm có 5 người: Bùi Nguyệt, Thế Sáng, Sa Huỳnh. Thế Dũng, Huy Thắng. Tôi được vinh dự trong BGK :
 Thành phần dự thi là những cây bút của các tác giả nghiệp dư sinh sống trên CHLB Đức.
Họ làm thơ để thể hiện cảm xúc của mình trước hiện  thưc cuộc sống, là tiếng lòng của những người viễn xứ, rất đượm  tình nặng nghĩa với quê hương được cất lên hòa với niềm vui xuân mới. Tuy tâm cảnh mỗi người có những nét khác nhau – khác nhau về cung bậc cảm xúc, về hình tượng nghệ thuât, về phong cách thể hiện nhưng đều chung một tấm lòng hướng về Tổ quốc, quê hương, gửi gắm niềm thương nỗi nhớ của mình tới đại gia đình dân tộc Việt Nam, tới mỗi gia  đình của người con xa xứ

                                           
Ban Giám khảo chúng tôi cũng bị cuốn hút vào những thi phẩm ấy và ai cũng háo hức đợi ngày ra mắt những đứa con tinh thần của họ. Đêm nay   trong Hôi thơ xuân, ở Linh Chi Quán, là những gương mặt rạng rỡ như hoa nở mũa Xuân của những người yêu thơ đến từ nhiều vùng, miền của nước Đức như Leipzig, Magdeburg, Dresden, Chemnitz, Erlangen …Chúng tôi xuất phát từ Chemnitz cách Berlin hơn 300 km. Mặc dù trời rét dưới 0 độ, tuyết rơi dày, gió mạnh, đường trơn, xe chúng tôi cứ chao qua đảo lại, lắm lúc xe bị trượt sợ đứng cả tim. Vậy mà, có nhiều người đã vượt trên 600 km để đến với đêm thơ Nguyên Tiêu hôm nay. Đúng như ông Nguyễn Thế Tuyền đã viết: “đến đây chỉ mong được hưởng không khí Việt, tình cảm Việt bất chấp đường xá xa xôi, bất chấp bão tuyết cản đường. Dù chưa bao giờ gặp nhau, nhưng họ bắt tay nhau, làm quen nhau rất thân thiện thoải mái. Thế mới biết người ta muốn gần nhau vì đồng cảm văn hóa, vì nhu cầu chia sẻ, vì cái khát khao tình đồng đội, chứ không vì một cái gì khác..."
Đêm nay, dù nhiệt độ ngoài trời vẫn dưới 0 độ nhưng chúng tôi cảm thây ấm áp lạ thường. Mọi người gặp nhau tay bắt mặt mừng, dành cho nhau những lời  chúc đầu Xuân tốt đẹp. Đúng 20 giờ Chương trình bát đầu. Ông Thế Sáng- Chủ nhiệm CLB Thơ Berlin lên khai mạc chương trình. Đêm thơ Nguyên Tiêu được tổ chức hàng năm. Đặc biệt năm nay có tổ chức phát động cuộc thi thơ làn thứ nhất. Những tràng vỗ tay vang lên thể hiện sự hoan nghênh nhiệt liệt của cộng đồng Người Việt chúng ta  không ngừng vun đắp cho nền thơ ca dân tộc
Sau diễn văn khai mạc là những bài thơ của các tác giả tự trình bày các tác phẩm của mình. Đan xen là các chương trình ca nhạc, ngâm thơ,các màn múa ...Ông Sa Huỳnh phó Chủ nhiệm CLB - Trưởng ban giám khảo lên tổng kết và trao phần trao giải thưởng cho những bài thơ đượcchọn
Giải nhất là bài thơ “ Trăng mật” tác giả  Đài Trang ở Dresden, bài thơ thể hiên khá sinh đông  những cảm giác, cảm xúc “Tuần  trăng mât” của cô dâu chú rể. và lý giải biểu tượng ấy:
Ước mộng trăng tròn - giữa đời hiển hiện
Hai mảnh tình côi - thiên biến ghép lành
Vĩnh viễn ngàn đời - sóng thuộc về anh!
„Tuần trăng mật“ mặc nhiên thành biểu tượng
  Giải Nhì là bài “Xuân hẹn ước” của tác giả  Phạm  Minh Hải ở Chemnitz  bài  thơ có tầm khái quát rộng mang đậm tính trữ tình và cả tính triết lý  nhân sinh về hạnh phúc. Hạnh phúc không phải từ trên trời rơi xuống, cũng không phải là trải thảm nhung , mà là " lửa thử vàng, gian nan thử sức", như  con thuyền đã  vượt qua  phong ba bão tố .Cốt lõi của hạnh phúc, của tình yêu  là sự đồng điệu tâm hồn. Chỉ đồng điệu tâm hồn mới có tình yêu vĩnh cửu.”
                                    Thuyền anh vẫn vượt em oi
                                    Bến bờ hẹn ước đậu nơi em chờ
Anh tấu nhạc em hòa thơ
                                    Xốn xang gió sớm ngẩn ngơ nắng chiều
 Giải ba là bài của tác giả  Lê Thị Thanh Bình.(Freital) bài thơ "Lá thư vợ lính đảo “. Tác giả đã hóa thân  vào người vợ của anh lính hải đảo bày tỏ tình  cảm của mình với chồng yêu quý đang ngày đêm canh giữ biển trời cho Tổ quốc, da diết mong ngày đoàn tụ

 Xin gửi về anh, tình nồng em dệt
Bằng những tin yêu đan kết hoa lòng
Em vẫn chờ, và anh cũng ước mong
Ngày hai đứa trùng phùng trong yên ấm!
Ngoài những bài thơ  về chủ đề mùa xuân,  về nỗi nhớ quê hương ,đất nước, còn có  nhiều bài thơ viết về nhiều khía cạnh , nhiều  lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.Tác giả Lê Quang bày tỏ lòng mình trước hai sư lưa chọn mang tính dí dỏm, nhưng rất chân tình qua bài được giải khuyế khích mang tựa đề “ Chọn bên nào- rượu hay em” :
                                Nếu nghiện em, anh sẽ được vô vàn,
                                Cổng thiên đường, đã coi như vừa mở,
Đêm thơ Nguyên Tiêu Berlin là một sân chơi bổ ích, tao nhã cho cộng đồng người Việt Nam ở Đức đã thu hút được đông đảo người yêu thơ tới tham dự, góp phần làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần của người ViệtNam ở Đức, là nhịp cầu kết nối, gắn bó chúng ta với nhau, là ngọn lửa hồng ấm áp giữ hồn dân tộc Việt Nam trên xứ tuyết.
       Bùi Nguyệt
Chemnitz –CHLB Đức

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Tiếng lòng người xa xứ trong đêm thơ Nguyên Tiêu Berlin


TIẾNG LÒNG NGƯỜI XA  XỨ TRONG ĐÊM THƠ NGUYÊN TIÊU

Đêm Thơ Nguyên Tiêu do CLB Thơ Berlin tổ chức vào 20 giờ ngày 23/ 2/1013. Đặc biệt năm nay CLB tổ chức cuộc thi thơ lần thứ nhất với chủ đề " Mùa Xuân và Quê Hương". Đây là nơi quy tụ những tâm hồn thi sỹ nói riêng và những người yêu thơ trong Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống trên CHLB Đức nói chung. Mỗi bài thơ là mỗi tiếng lòng cất lên hòa với niềm vui Xuân mới.Tuy tâm cảnh mỗi người có những nét khác nhau – khác nhau về cung bậc cảm xúc, về hình tượng nghệ thuật, về phong cách thể hiện nhưng đều chung một tấm lòng hướng về Tổ quốc, quê hương, gửi gắm niềm thương nỗi nhớ của mình tới đại gia đình dân tộc Việt Nam, và tới gia đình của mỗi người con xa xứ.
  Nhà thơ Thế Sáng  “Ôn cố để tri tân” anh nhớ tới hình ảnh tảo tần của mẹ dưới mái tranh nghèo ở làng quê của thời “Bao cấp”:
Tết lại về con nhớ lắm Mẹ ơi !
Tất tưởi Mẹ đi mua thêm đấu lúa
Đấu to hơn bơ nhưng nhỏ hơn rá, nông dân miền Bắc thường dùng để ao thóc. Đấu lúa có nhiều nhặt gì đâu mà mẹ vẫn phải mua thêm để đón Tết mừng Xuân. Chỉ chừng đó thôi ta cũng đủ rơi nước mắt, thương cha mẹ sống trong thời Bao cấp- đói ăn, thiếu mặc. Nghe bàì thơ “ Nhớ tết xưa” của anh, ta khó có thể cầm lòng được, nhất là qua đoạn thơ này
      Tết nhà tôi là tết ăn đong
    Mẹ cứ khất nợ, từng ngày từng buổi
    Mẹ phải bán non đi từng nải chuối!
    Mong trời nắng to hong lại áo nâu sờn
Tác giả Kim Liên thì phản ánh thực tại đang diễn ra ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, chị thông cảm cho cảnh tình những người nông dân mà nhà đất đã bị giải tỏa để nhường chỗ cho các công trình nằm trên những dự án, trong quy hoạch. 
Đất quặn đau vì đã mất đất rồi.
Con chim non muốn về xây tổ ấm,
Nhưng chẳng còn cây, tựa vào đâu?

Tác giả Hoàng Việt Hùng thể hiện qua bài viết theo thể thơ Song thất lục bát  mang nặng tính tự sự,  mang giai điệu của “Cung oán ngâm khúc”, “Á tế á ca”
Bơ vơ ta lại mình ta
Đón Xuân đất khách, ngắm hoa xứ người
.……………………………………………
Đêm châu Âu tuyết rơi tơi tả
Nơi tha hương bao kẻ nhớ quê.
Nhớ quê mà chẳng thể về,
Công cha nghĩa mẹ bao giờ trả xong!
Đã mang vận long đong vất vả
Lại gặp thời kinh tế khó khăn.
Thế là lại một mùa Xuân,
Đầy vơi nỗi nhớ xa gần tình quê!

Tác giả Chu Văn Keng thể hiện mùa Xuân qua bài thơ Thất ngôn bát cú "Ngẫu hứng Xuân" 
Xuân về chen lộc, rộ Đường thi
Sắc nhuận Đào, Mai khéo nhắc gì
Chim Khách bên thềm, nghênh ngóng đợi

Nàng Xuân lẹ gót hải hà đi
Lưu tàng sức sống, vầng dương tỏa
Xuân đến Xuân đi, Xuân ngộ kỳ
Trang điểm đất trời, mây lướt gió
Vấn vương mưa bụi, khúc hùng bi.
Đọc bài thơ của anh, ta có cảm giác như đang  xem một bức tranh mùa xuân, có hoa Mai, hoa Đào rực rỡ, có ánh bình minh lan tỏa, có cả làn mưa bụi vấn vương...từ cảnh ta hiểu được tình. Đó là cảm xúc của tác giả lúc xuân về. “ Đối cảnh sinh tình” là vậy.
Riêng tác giả Minh Hải lại nhìn Xuân ở góc độ vừa khái quát vừa cụ thể, qua bài “Xuân hẹn ước”
Khái quát là: Sự tươi thắm, rực rỡ của trời đất vào Xuân:
Mùa Xuân thắm lại đất trời
Hoa trao hương sắc ngỏ lời thương nhau
Cụ thể là  một mối tình cao đẹp- cao đẹp ở lòng chung thủy và sức mạnh phi thường của tình yêu đã vượt qua cả phong ba bão táp, vượt qua mọi trở lực đi đến “ Bến bờ ước hẹn đậu nơi em chờ” để :
 Anh tấu nhạc em hòa thơ
 Xốn xang gió sớm ngẩn ngơ nắng chiều.
  Bài thơ có tầm khái quát rộng mang đậm tính trữ tình và cả tính triết lý nhân sinh về hạnh phúc. Hạnh phúc không phải từ trên trời rơi xuống, cũng không phải là đi trên thảm nhung, mà là " lửa thử vàng, gian nan thử sức", như con thuyền đã vượt qua phong ba bão tố. Cốt lõi của hạnh phúc, của tình yêu là sự đồng điệu tâm hồn. Chỉ đồng điệu tâm hồn mới có tình yêu vĩnh cửu.
Tác giả Lê Thị Thanh Bình thì hóa thân vào người vợ của anh lính hải đảo bày tỏ tình cảm của mình với người đầu ấp má kề, đang ngày đêm canh giữ biển trời cho Tổ quốc, da diết mong ngày đoàn tụ:
 Xin gửi về anh, tình nồng em dệt
Bằng những tin yêu đan kết hoa lòng
Em vẫn chờ, và anh cũng ước mong
Ngày hai đứa trùng phùng trong yên ấm!
Tác giả Nguyễn Minh Thái lại thả hồn thơ theo đường bay của hàng không Việt Nam Airlines. Anh không dấu nổi niềm tự hào về phụ nữ Việt Nam “Những cô Tấm hiện về giữa hành lang vũ trụ” và những “Cô Tấm”cũng mang lại niềm vui, xoa dịu nỗi buồn cho những khách hàng không là những người viễn xứ
Hàng không Airlines lộng lẫy kiêu sa
Rạng rỡ Việt Nam dáng lụa là quyến rũ
Những cô Tấm hiện về giữa hành lang vũ trụ
Xua nỗi buồn viễn xứ phôi pha
Ngoài những bài thơ về chủ đề mùa Xuân, về nỗi nhớ quê hương, đất nước, còn có nhiều bài thơ viết về nhiều khía cạnh, nhiều  lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Tác giả Lê Quang bày tỏ lòng mình trước hai sự lựa chọn mang tính dí dỏm, nhưng rất chân tình qua bài “ Chọn bên nào- rượu hay em”  
Em hỏi thế, anh biết trả lời sao,
Dù anh hiểu, anh chẳng  hề nói dối,
Rượu với chè là con ma đưa lối,
Tiễn anh đi xuống địa ngục trần gian,
Đấy cũng là cách trả lời khôn khéo. Song khôn khéo nhất có lẽ là câu này
Nếu nghiện em, anh sẽ được vô vàn,
Cổng thiên đường, đã coi như vừa mở,
Bởi anh cần em như hơi thở,
Như nắng mặt trời, sưởi ấm những mầm xanh,
Bài  “Gửi cho em” của tác giả Thu Hà là sự khát khao về những hình ảnh, những tình cảm của  những ngày sống trên quê hương yêu dấu của mình. Qúa khứ và hiện tại cứ trào dâng trong dòng cảm xúc cuồn cuộn chảy suốt bài thơ và dồn lại ở khổ kết:
Gửi cho em cả một góc bầu trời
Của Việt Nam quê  hương em yêu dấu!
Xa quê hương ta mới nhìn được thấu
Tình yêu này xin hãy gửi cho em!
Nhà thơ Thanh Giang qua bài “ Khung trời bình yên” chị đã tìm ra một chân lý sống khá thú vị. Đó là khung trời hạnh phúc của mình chính là mái ấm gia đình, chính là sự đồng hành của người tri âm tri kỷ, đồng tịch, đồng sàng:
 Dấu ấn cuộc đời cảm xúc thiêng liêng
Cám ơn anh người đồng hành tri kỷ
 Chẳng phải mất công kiếm tìm chân lý
Khung trời bình yên giản dị vô cùng
 Tác giả Quỳnh Nga khao khát được bạn tình đáp lại tình yêu , trong tâm trạng tuyệt vọng của sự đợi chờ mòn mỏi qua bài “ Sao anh hờ hững”
Mắt buồn nhìn về cuối dòng sông
 Hoàng hôn giấu giọt nắng cuối cùng
Sông thì cuối dòng, ngày thì cuối ngày, giọt nắng cũng cuối cùng. Điệp từ “Cuối” nằm trong các hình ảnh ở đây gợi cho ta sự liên tưởng và đồng cảm cùng tác giả. Quỳnh Nga nhìn về cuối dòng sông hay chính là đang nghĩ về cuối dòng đời? Và giọt nắng cuối cùng kia phải chăng cũng là tia hy vọng cuối cùng về một người ở chân trời xa xôi tít tắp? Quả thật, rất logic với hai câu thơ tiếp
 Bâng khuâng, em nhớ, em chờ mãi
 Nhòa lệ... "anh còn nhớ em không?"
Thơ là tiếng hát của con tim, tiếng hát ấy không ngừng cất lên trên xứ tuyết, dưới trời Âu nhất là lúc Xuân về, Tết đến. Thơ là sự cộng hưởng của tâm hồn và trí tuê, được thể hiện trong từng thi phẩm. Đã ánh lên những vẻ đẹp tâm hồn, trong những khúc nhạc lòng của con Lạc cháu Hồng đang hướng về quê mẹ trong "Đêm Thơ Nguyên Tiêu" hôm nay.
Thật đáng tiếc, trong khuôn khổ bài viết này, tôi  không thể điểm hết những bài thơ còn lại. Mong các tác giả và bạn đoc thông cảm. Tôi xin chân thành cám ơn.
Bùi Nguyệt
Chemnitz, CHLB Đức


http://trannhuong.com/tin-tuc-15177/tieng-long-nguoi-xa-xu-trong-dem-tho-nguyen-tieu-berlin.vhtm

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Tổng kết cuộc thi thơ 


Kính gởi anh chị yêu thơ, kính gởi quí độc giả,
hôm thứ Bảy vừa qua, ngày 23.02.2013, tại nhà hàng Linh Chi Quán, trong Trung Tâm Thương Mại Đồng Xuân ở Berlin, đại diện nhiều Hội đoàn và đông đảo bà con người Việt từ nhiều nơi trên nước Đức, đã đến tham dự một Đêm Thơ Tết vô cùng ấm cúng và vui vẻ, do Câu Lạc Bộ Thơ Berlin tổ chức.


Tổng kết cuộc thi thơ
                          Đêm thơ Nguyên Tiêu Berlin - Ảnh Quỳnh Nga




Giải nhì thuộc về:
Tác giả: anh Phạm Minh HảI (Chemnitz), số điểm đạt được là 111/150.

Đêm Thơ Nguyên Tiêu tại Berlin - Album 1
Giải khuyến khích thuộc về:
Tác giả: anh Lê Quang (Berlin), số điểm đạt được là 103/150.

Trong khi ngoài trời tuyết đổ nhè nhẹ và lạnh buốt, bên trong hội trường ấm cúng với sân khấu trang trí đẹp mắt, hơn 80 người đã cùng nhau thưởng thức một chương trình thơ rất phong phú, dưới sự dẫn dắt chương trình rất duyên dáng của chị Ngọc Lâm và sống động của anh Nguyễn Hưng. Xen kẽ vào giữa phần đọc thơ cho nhau nghe, là những màn văn nghệ do chị Quỳnh Nga đảm nhận. Ngoài ra với hai màn múa của các anh chị từ Potsdam, do anh Quốc Tuấn dàn dựng, đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả và các bạn yêu thơ gần xa.

 

Chương trình khai mạc rất chính xác lúc 20 giờ, đã phá đi cái "thông lệ giờ cao su" của người Việt chúng ta hay xảy ra trong việc tổ chức, và kết thúc lúc 23 giờ 30, sau phần tổng kết Cuộc thi thơ của Sa Huỳnh, cũng như xướng danh và trao giấy chứng nhận cùng quà lưu niệm, cho những tác giả đã đoạt giải.

 

Khởi động từ giữa tháng 12/2012 cho đến 09.02.2013. Thời gian gần 2 tháng. Đã có sự tham dự đông đảo của cộng đồng, cũng như có sự đồng hành của 3 tờ báo mạng là nguoiviet.de, Tạp chí Hương Việt và thoibao.de. Chúng tôi xin cảm ơn các tác giả và cám ơn Ban biên tập của các báo, đó là anh Lương Đình Cường, anh Phạm Khánh Nam và anh Lê Trung Khoa.

 

Số lượng thơ gồm 80 bài của 37 tác giả từ nhiều nơi trên nước Đức, và 10 bài của 5 tác giả từ trong nước. Trong số 80 bài này thì khoảng 30 bài đạt chất lượng, tức chiếm khoảng 37%. Khoảng 25 bài, trong 30 bài này, của 25 tác giả với bài chất lượng khá, đã được giới thiệu trên 3 tờ báo mạng cộng đồng. Số lượng nữ tham dự là 12 người, chiếm tỉ lệ 1/3. Tại Berlin có 10 người tham dự, chiếm 30 %, trong số này gồm 5 nam và 5 nữ.

 

Người tham dự trẻ nhất là Đào Mạnh Long, 18 tuổi, học sinh lớp 12 tại thành phố Hải Phòng , người lớn tuổi nhất là cụ Trần ThanhVân, 86 tuổi, ở Thanh Hóa.

 

Trong số những bài thơ có chất lượng tốt, chúng tôi đã tuyển chọn một số bài vào vòng chung khảo để chấm điểm và sắp hạng.

 

Để anh chị biết rõ một số những suy nghĩ, cũng như sự cố gắng làm việc nghiêm túc, tôi xin trình bày sơ lược về phương pháp chấm điểm, mà Ban giám khảo đã thống nhất như sau.

 

Câu hỏi đầu tiên mà chúng tôi đặt ra, là làm thế nào để xác định được một bài thơ hay? Và làm sao để biết được trong số những bài thơ hay đó, thì bài nào hay nhất, bài nào hay thứ nhì, hoặc hay thứ ba?

 

Thưa anh chị, đây đúng là một câu hỏi tương đối phức tạp trong lãnh vực nghệ thuật. Bởi cái hay, cái đẹp là những cảm nhận có sự tham dự của yếu tố chủ quan. Cái hay hoặc cái đẹp của người này có thể lại không phải là cái hay, cái đẹp của người khác. Vấn đề cũng giống như ta phải chọn người phụ nữ nào đẹp và người nào ít đẹp hơn. Yếu tố chủ quan luôn luôn đóng một vai trò quan trọng. Những người đàn ông chọn vợ, thường lấy hình ảnh của mẹ mình ra làm mẫu mực, những người vợ được chồng cho là đẹp, bởi có những nét thân thương mà người đàn ông gần gũi, ngay từ thuở bé với mẹ mình. Còn người phụ nữ chọn chồng thường nghĩ tới những đức tính tốt của người cha, người chồng "đẹp" đối với phụ nữ là người có trách nhiệm bảo vệ gia đình, chăm chỉ làm lụng để lo cho cuộc sống gia đình, được an toàn và ổn định. 

 

Đó là những yếu tố chủ quan. Thế nhưng khi chọn ai là đẹp, và cái đẹp đó phải được nhiều người công nhận, thì chúng ta phải dựa vào những tiêu chuẩn khách quan. Đó là những tiêu chuẩn có tính khoa học, bởi vì chỉ nhờ có tiêu chuẩn khoa học thì ta mới có cơ sở để so sánh, định lượng, so sánh giá trị và cân nhắc. Cũng giống như khi bình chọn một hoa hậu, thì Ban giám khảo phải dựa vào những tiêu chuẩn khách quan, như về trình độ trí thức, tiêu chuẩn về ứng xử, sắc đẹp tự nhiên không dao kéo, và tiêu chuẩn đạt được ba vòng lý tưởng.

 

Ban giám khảo của chúng tôi cũng đi ra từ suy nghĩ đó, định ra được một Phiếu chấm điểm, gồm 3 tiêu chuẩn tương đối khách quan, mà tôi xin được gọi đùa là 3 vòng đo lý tưởng của Nàng Thơ, bởi người ta ví những bài thơ hay, giống như sự cất cánh của Nàng Thơ rất kiều diễm, cụ thể như sau:

 

1) Nội dung và ý tưởng của bài thơ mà tác giả muốn gởi đến độc giả có mới lạ, sâu sắc, gây ấn tượng hay không?

2) Sự chặt chẽ hay hợp lý trong cách bố cục bài thơ, trong từng phần như mở đầu, thân bài và kết cuộc.

3) Nghệ thuật sử dụng thi từ của tác giả, có đặc sắc, trau chuốt, đúng nơi đúng chỗ và bóng bẩy, ẩn dụ hay không?

 

Mỗi tiêu chuẩn này được mỗi thành viên Ban giám khảo cho tối đa 10 điểm. Có nghĩa là một bài thơ đạt tối đa 30 điểm. Và vì có tất cả 5 người chấm - Bùi Nguyêt, Huy Thắng, Sa Huỳnh, Thế Dũng và Thế Sáng -  nên điểm số tối đa một bài thơ đạt được tổng cộng là 150 điểm.

 

Dĩ nhiên dù là ứng dụng khoa học khách quan, nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận một phần ảnh hưởng không tránh khỏi của yếu tố chủ quan, của từng thành viên trong Ban giám khảo. Cũng như trong cuộc thi hoa hậu, không ai có thể khẳng định là hoàn toàn có tính chất khách quan, những thành viên Ban giám khảo không thể quên được những nét đẹp hiền dịu gần gũi, hình thành từ trong vô thức của riêng mình, khi nhìn các cô xuất hiện trên sân khấu.

 

Trong suy nghĩ đó, thay mặt Ban giám khảo cuộc Thi Thơ lần thứ nhất, do CLB Thơ Berlin tổ chức cho cộng đồng, tôi trân trọng thông báo với anh chị, cũng như quí độc giả và bà con người Việt trên toàn CHLB Đức, kết quả như sau:

 

Đầu tiên đối với 10 bài của 5 tác giả trong nước, vì 5 vị này không sinh sống tại CHLB Đức nên theo qui định không được tham dự trực tiếp vào cuộc thi, nhưng để tỏ lòng cám ơn sâu sắc nhiệt tình và tâm hồn yêu thơ, chúng tôi có giải đặc biệt cho 2 bài thơ được chọn của tác giả Đào Mạnh Long với bài "Khoảnh khắc giao thừa", và tác giả Trần Thanh Vân, với bài thơ "Đêm giao thừa". Những tác giả này sẽ nhận được một Giấy chứng nhận và một số tiền mặt, tuy không nhiều, nhưng nói lên được tình cảm của CLB Thơ Berlin, trân trọng nhiệt tình rất đáng quí của những người tham dự, từ đất mẹ xa xôi.

 

Đối với 80 bài của 37 anh chị tại CHLB Đức, được tuyển vào vòng chung khảo gồm 7 tác giả những bài thơ sau đây:

 

1) Chị Kim Liên (Berlin): Mùa Xuân cỏ và cây

2) Anh Lê Quang (Berlin): Chọn bên nào: Rượu hay em? 

3) Chị Lê Thị Thanh Bình (Freital): Lá thơ vợ lính đảo 

4) Anh Phạm Minh Hải (Chemnitz): Xuân hẹn ước

5) Chị Quỳnh Nga (Berlin): Sao anh hờ hững

6) Chị Thu Hà (Vân Huy) (Berlin): Hãy gửi cho em

7) Chị Đài Trang (Dresden): Trăng Mật

 

 

Và trong số 7 bài vào chung kết này, tôi xin công bố:

 

 Giải khuyến khích thuộc về:

Tác giả: anh Lê Quang (Berlin), số điểm đạt được là 103/150.

 

Giải ba thuộc về:

Tác giả: chị Lê thị Thanh Bình (Freital), số điểm đạt được là 108/150.

 

Giải nhì thuộc về:

Tác giả: anh Phạm Minh HảI (Chemnitz), số điểm đạt được là 111/150.

 

Và người đoạt giải nhất trong Cuộc Thi Thơ lần thứ nhất này là:

Tác giả: chị Đài Trang (Dresden), số điểm đạt được là 113/150.

 

Một lần nữa CLB Thơ Berlin cám ơn sự tham gia đông đảo của bà con cộng đồng người Việt tại CHLB Đức vào Cuộc thi Thơ lần thứ nhất này, đã cùng góp sức và trí tuệ để tạo lên một sân chơi tao nhã, một không khí thơ vô cùng hào hứng, đã loan toả rộng rãi đến khắp nơi. Trân trọng chúc mừng những anh chị đoạt giải lần này. Những anh chị khác không đoạt giải, không có nghĩa là thơ anh chị không hay, nhưng có lẽ vì Ban giám khảo chưa đủ khả năng để hiểu hết những điều anh chị gởi gắm trong bài thơ của mình, và có lẽ yếu tố khách quan đã đóng một vai trò nhất định trong việc thẩm định bài thơ của anh chị, dù rằng chúng tôi đã cố gắng hết sức mình để hoàn thành công việc một cách khoa học khách quan. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm cho lần sau. 

 

Bây giờ chúng ta hãy cùng vui chung với những gì chúng ta đã cùng cố gắng, cùng đạt được trong sân chơi hết sức tao nhã này. Cám ơn sự làm việc chung với anh chị trong thời gian gần 2 tháng qua. 

 

Cám ơn tất cả anh chị, đặc biệt trân trọng tình cảm của những anh chị ở xa, cách Berlin đến hơn 600 cây số, không quảng ngại đường sá xa xôi, vượt qua băng giá và tuyết đổ trên con đường xa lộ mịt mù, đến tham dự một Đêm Thơ đầm ấm, vui vẻ với những kỷ niệm không quên. 

 

Cám ơn tất cả những thành viên Ban tổ chức, cám ơn những nhà tài trợ, cám ơn những món quà mà quí vị đã gởi đến cho CLB Berlin, đó là những bó hoa tươi đẹp, phong màn mỹ miều cho sân khấu, những lời chúc tốt đẹp, những đóng góp thơ-nhạc-múa nhiệt tình, giúp đệm nhạc và thổi sáo, cũng như bằng tiền đóng góp vào quĩ sinh hoạt của CLB. 

 

Sự thành công của Đêm Thơ đã có sự đóng góp quí giá của anh Bác sĩ Bình, chủ nhà hàng Linh Chi Quán, sự tiếp đãi chu đáo, phục vụ tận tình của anh chị em tiếp viên ở đó.

 

Chúng tôi nhận và chân thành xin lỗi những thiếu sót trong việc thực hiện Đêm Thơ, nếu có xảy ra.

 

Lời cám ơn sau cùng dành cho tất cả thành viên quí mến của Câu Lạc Bộ Thơ Berlin.

 

Sa Huỳnh

Phó chủ nhiệm CLB

Tổng biên tập Cuộc thi thơ

và Tổng đạo diễn chương trình Đêm Thơ Tết.

 

Berlin, 24.02.2013

Theo nguồn Thoibao.eu


 

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

CHÚC HỘI THƠ Berlin

                          Bùi Nguyệt trong đêm thơ Nguyên Tiêu
                                                      Berlin


                             
                              Đêm Thơ Nguyên Tiêu - Berlin
                         
                        

  KHÚC HOAN CA


Xuân về xin chúc Hội thơ ta

Thịnh vượng an khang ấm cảnh nhà

Rạng rỡ văn chương ngời ý đẹp
Lung linh thi tứ tỏa hương xa

Mừng xem bài viết lời trau chuốt

Vui đọc vần thơ nét mượt mà

Chemnitz - Berlin vui tiến bước

Hồn quê bay bổng khúc hoan ca.

        Bùi Nguyệt 
 Chemnitz,CHLB Đức


Từ bài  Thất  ngôn bát cú trên, ta có thể tạo thành 3 bài Thất ngôn tứ tuyêt và 5 bài  thơ ngũ ngôn .
Ba bài tứ TỨ TUYỆT như sau:
1-
Xuân về xin chúc Hội thơ ta
Thịnh vượng an khang ấm cảnh nhà
Chemnitz - Berlin vui tiến bước
Hồn quê bay bổng khúc hoan ca.
2

Rạng rỡ văn chương ngời nét đẹp

 Lung linh thi tứ tỏa hương xa

Mừng xem bài viết lời trau chuốt

Vui đọc vần thơ nét mượt mà

3

Xuân về xin chúc Hội thơ ta

Thịnh vượng an khang ấm cảnh nhà

Rạng rỡ văn chương ngời ý đẹp

 Lung linh thi tứ tỏa hương xa
 ------------------------------
Năm bài Ngũ ngôn như sau :
 KHÚC HOAN CA


1-

Xin chúc Hội thơ ta

An khang ấm cảnh nhà

Văn chương ngời ý đẹp

Thi tứ tỏa hương xa

Bài viết lời trau chuốt

Vần thơ nét mượt mà

 Berlin vui tiến bước

Bay bổng  khúc hoan ca.

Bùi Nguyệt - CHLB Đức


 .


2-

Xin chúc Hội thơ ta

An khang ấm cảnh nhà

Văn chương ngời ý đẹp

Thi tứ tỏa hương xa


3-

Văn chương ngời nét đẹp

Thi tứ tỏa hương xa

Bài viết lời trau chuốt

Vần thơ nét mượt mà


4-

Xin chúc Hội thơ ta

An khang ấm cảnh nhà

Berlin vui tiến bước

Bay bổng  khúc hoan ca.

5-

Xin chúc Hội thơ ta

An khang ấm cảnh nhà

Bài viết lời trau chuốt

Vần thơ nét mượt mà



Bùi Nguyệt - Chemnitz, CHLB Đức

TẢN MẠN ĐẦU XUÂN


Theo nguồn Vanhac.org

TẢN MẠN ĐẦU XUÂN – Trần Vân Hạc

   Trần Vân Hạc
quy-ty
TẢN MẠN ĐẦU XUÂN
Xuân về, vạn vật tưng bừng trong vũ điệu sinh sôi, lòng người lại bồi hồi xốn xang với bao ước mơ và hy vọng. Những ước vọng chính đáng ấy bắt nguồn từ tính chân bản thiện của con người và khi có tri thức, có đức độ, có lý trí và bản lĩnh, con người sẽ có cuộc sống ngày một chất lượng hơn, đất nước sẽ ngày càng phồn thịnh.
Nhìn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, chúng ta tự hào là con Lạc cháu Hồng của một đất nước đã từng có một xã hội phát triển vào bậc nhất trong khu vực với một nền văn minh lúa nước rực rỡ, có trống đồng Ngọc Lũ là niềm tự hào, là một giá trị tâm linh vô giá của người Việt. Chúng ta tự hào đã giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc trước những cơn thác lũ đồng hóa của giặc ngoại xâm và làn sóng ngoại lai. Chúng ta tự hào đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng bao kẻ thù xâm lược hùng mạnh. Tất cả như một điểm tựa, như một chìa khóa vàng để chúng ta mở cánh cửa bước tới tương lai tươi sáng một cách tự tin.
Ta khao khát có một gia đình hòa thuận, trong đó mỗi thành viên đều biết kính trên nhường dưới. Bởi hiếu thảo với cha mẹ là một nét đẹp văn hóa đã trở thành truyền thống tự bao đời, tiêu biểu cho cốt cách con người Việt Nam, là bước đi đầu tiên trên con đường hoàn thiên nhân cách và đạo đức. Con người có lòng hiếu thảo mới hội tụ đủ: “Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín” và nếu ai không có đủ các phẩm chất đó có thể được coi là không thành người. Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam ta mãi không bao giờ thay đổi, bởi đấy không chỉ là đạo lý mà còn là cái gốc của đạo làm người. Nếu coi gia đình là tế bào của xã hội, thì yếu tố có tính quyết định sự hình thành và phát triển của gia phong chính là gia giáo. Đó cũng là nền tảng có tính cốt lõi bồi đắp nên truyền thống văn hóa và đạo lý của dân tộc, của quốc gia. Đồng thời đó cũng là một động lực, một sức mạnh nội sinh góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội. Nhìn vào văn hóa gia đình người ta có thể đánh giá văn hóa của một dân tộc, một quốc gia. Khi con người gắn bó máu thịt với gia đình thì mới biết trân quí những giá trị vật chất và tinh thần của mảnh đất ông, bà, cha, mẹ đã đổ mồ hôi, xương máu bồi đắp nên và mới biết cống hiến, hy sinh vì quê hương đất nước. Cánh đồng màu mỡ trù phú kia đâu chỉ được hình thành bằng những phù xa ngàn năm bồi lắng mà còn bằng công sức và trí tuệ của bao thế hệ và những thành quả ấy góp phần làm nên bao “Cánh đồng người” cần cù, thông minh, nhân ái và anh dũng.
Ta khao khát một xã hội văn minh, kỷ cương, tiến bộ mà mỗi ánh mắt, mỗi nụ cười, mỗi hành vi của mỗi công dân, mọi phúc lợi phục vụ nhân dân đều phản ánh chuẩn mực đạo đức của xã hội mang truyền thống tự ngàn xưa: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” và “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”, “chí công vô tư”… mà trước hết là sự tuân thủ pháp luật của Nhà nước một cách tự nguyện, nghiêm minh và công bằng. Còn gì hơn khi mỗi người được sống và làm việc theo pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Mỗi người yên tâm sống và làm việc, làm giàu chính đáng trên quê hương, cái ác bị diệt trừ, mầm thiện được chăm chút, mọi người không phải nơm nớp lo sợ những tai bay vạ gió sẽ tới bất cứ lúc nào. Quyền lợi của nhân dân, lợi ích của dân tộc luôn được đặt lên hàng đầu một cách chí công vô tư. Nhìn sang nước bạn, với chiến lược phát triển con người, xây dựng đất nước ngày một phồn vinh mà không khỏi chạnh lòng và mơ ước. Và khi nước Nhật trải qua cơn sóng thần khủng khiếp, cả thế giới mới thấy hết bản lĩnh con người được giáo dục và tôi luyện đáng ngưỡng mộ đến nhường nào. Ta khâm phục sự tiến bộ không ngừng và vững chắc về kinh tế của các nước anh em mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Không có kho tài nguyên nào là vô hạn để cho con cháu, mà chỉ có tinh thần Việt là còn mãi nếu được chăm chút từng ngày, tỉa cành khô, diệt trừ tận gốc sâu bệnh, cho hôm nay và cho muôn đời sau. Chúng ta hy vọng cái tốt đẹp sẽ thành hiện thực, bởi:“Mọi lý thuyết đều màu xám, và cây đời vĩnh viễn xanh tươi” – (Goethe).
Ta khao khát có một nền giáo dục vững mạnh, chất lượng giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và thực sự gắn với nhu cầu của xã hội. Bởi chính “sản phẩm của giáo dục, dạy học là con người, là tương lai của dân tộc. Vì vậy không được phép tạo ra phế phẩm…” – (Giáo sư Phạm Minh Hạc). Chúng ta đã nói nhiều, cải cách nhiều nhưng chất lượng giáo dục ngày một đi xuống, tư duy trì trệ với sức ỳ nội tại quá lớn cùng căn bệnh thành tích trầm kha đã ăn sâu vào ý thức. Đội ngũ giáo viên và ngành nghề đào tạo cùng chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập. Học sinh yếu về kiến thức cơ bản, thiếu sự sáng tạo, lệch lạc về văn hóa ứng xử, thậm chí sa đọa về đạo đức. Xã hội của chúng ta trì trệ, kinh tế manh mún, đạo đức xã hội xuống cấp… như trong thời gian qua chính một phần không nhỏ do kết quả giáo dục yếu kém mà chúng ta không giám nhìn thẳng vào sự thật. Mong sao giáo dục có bước nhảy vọt về quy mô giáo dục và chất lượng đào tạo, hiện đại hoá giáo dục để có đủ năng lực đào tạo ra những thế hệ đủ tài đức, ý chí cùng sự năng động, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh và hiện đại.
Và có ai trên trái đất này không khao khát một cuộc sống ngày một ấm no hạnh phúc. Song điều đó chỉ có được ở một xã hội ổn định về chính trị, vững mạnh về kinh tế, văn minh về văn hóa, hiện đại về giáo dục, xã hội công bằng bác ái và bảo vệ trọn vẹn được lãnh thổ. Cương vực của ta được bao đời gìn giữ bằng biết bao tâm sức và máu của những anh hùng, liệt sĩ cùng bao người dân hiền lành, vô tội đang bị các thế lực đen tối nước ngoài lăm le cướp đoạt, trong khi thế hệ trẻ mơ hồ và thờ ơ với lịch sử. Đành rằng ta phải có phương pháp ngoại giao khôn khéo nhưng có cần nhìn đâu xa, mà hãy học hỏi ở chính những bậc anh hùng hào kiệt nước Nam ta, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… và khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong mỗi người dân.
Trên đất Việt thân yêu của chúng ta, mỗi bước đi, mỗi lá cây ngọn cỏ và trong từng thớ đất ta đều chạm vào lịch sử đau thương và anh dũng. Hồn thiêng những anh linh của dân tộc còn mãi với non sông. Trong chu trình tuần hoàn của đất trời, chúng ta hy vọng năm mới, đất nước ta sẽ nắm được vận hội mới để bắt đầu một chặng đường mới tốt đẹp hơn. Ta tin điều đó sẽ trở thành hiện thực trong một ngày không xa. Bởi chúng ta có thiên thời, địa lợi ta có lợi thế hơn rất nhiều nước bạn phát triển hơn ta, trước vận hội mới nếu tất cả chung tay vì đất nước chúng ta sẽ có tất cả. Có lẽ nào một dân tộc có một bề dầy lịch sử nghìn năm văn hiến đáng tự hào lại không thể làm nên kỳ tích, xây dựng đất nước ta ngày một giàu có và vững mạnh, sánh ngang với các cường quốc năm châu?
Mùa xuân đất nước đã về trên mọi nẻo quê hương Việt Nam thân yêu, tất cả những người con đất Việt đều khát khao một sự đổi mới, khát khao những điều tốt đẹp nhất đến với non sông đất nước, đến với mọi người mọi nhà. Mong sao trên dưới đồng lòng nâng niu gìn giữ khát vọng đẹp và chung tay biến khát vọng thành hiện thực để khi hết năm con rắn đón năm con mèo chúng ta được hân hoan hơn.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Họp mặt Người Hà Nội tại CHLB Đức



Hà Nội ơi hương hoa sữa tỏa
Phương trời xa họp mặt nhớ quê
Lá Phong da diết gợi câu thề
Gợn sóng nước góc chiều Thu Hà Nội
Bùi Nguyệt